Câu hỏi:
17/06/2020 990Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mở bài:
+ Lời nói là công cụ giúp con người chúng ta giao tiếp với nhau, làm cho người gần người hơn.
+ Dân gian đã đúc kết những câu nói rất hay về tầm quan trọng của lời nói như " Lời nói goi vàng", " Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."
Thân bài:
1. Nghĩa đen
+ Lời nói là chuỗi âm thanh do con người phát ra trong hoạt động giao tiếp.
+ Vàng là một thứ kim loại quý giá, được xem như là tài sản của con người.
+ Câu tục ngữ so sánh lời nói có giá trị như một thứ của cải, tài sản quý giá của con người.
2. Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy?
+ Lời nói trước hết là một phương tiên để đánh dấu một bước tiến hóa của loài người.
+ Nhờ có lời nói mà con người có thể diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân cho người khác biết mà không cần phải ghi chép mất nhiều thời gian.
+ Lời nói ra rất quan trọng. Nó có thể khiến một người thành công hay thất bại trong công việc.
Dẫn chứng: việc thuyết phục một đối tác kí hợp đồng phải cần có những lời nói khôn khéo và thuyết phục.
+ Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa của con người. Sẽ chẳng ai đánh giá cao một con người ăn nói hàm hồ, thô tục. Ngược lại, một lời nói ngọt ngào, vừa lòng đẹp ý người nghe sẽ được đánh giá là một người có học thức, có văn hóa.
+ Người Việt Nam rất xem trọng lễ nghĩa, thế nên mỗi khi gặp nhau người ta thường chào hỏi nhau rất lịch sự: " Lời chào cao hơn mâm cỗ"
3. Chúng ta phải làm thế nào để phát huy giá trị của lời nói?
+ Lời nói là một thứ của cải vô giá của mỗi con người chúng ta mà không phải có tiền là mua được. Đó là một tài sản vô hình, không nhìn thấy được, không thể mua bán được; " Lời nói chẳng mất tiền mua"
+ Một lời nói ra thì không thể nào thu hồi lai được. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải cẩn thận trong việc phát ngôn : "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
+ Nói ra thì dễ nhưng nói thế nào cho vừa lòng đẹp ý người nghe là cả một nghệ thuật không phải tự nhiên mà có được, mà nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Người xưa thường dạy " Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần" quả không sai.
Kết bài: Hiểu được điều này, chúng ta phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ lúc còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh cách ăn nói thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, cha mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Câu 2:
Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.
Câu 3:
Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
Câu 4:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hãy tìm hiều người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
về câu hỏi!