Câu hỏi:
13/07/2024 333Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Mở bài: HS viết đúng mở bài theo yêu cầu tả đồ chơi (1,0 điểm)
2. Thân bài: 4 điểm
+ Viết đúng nội dung đề bài: 1,5 điểm.
+ Kĩ năng diễn đạt câu: 1,5 điểm.
+ Cảm xúc trong từng ý văn, câu văn: 1,0 điểm.
3. Kết bài: Nói lên được tình cảm yêu mến hoặc suy nghĩ của mình về đồ chơi yêu thích: 1,0 điểm.
4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.
5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.
6. Sáng tạo: 1 điểm.
Bài mẫu:
Mùa hè vừa rồi, trong chuyến đi du lịch Trung Quốc, em được một bạn tặng cho em một con rô-bốt rất đẹp. Con rô-bốt có hình một chú rắn.
Tuy nhiên trông nó chẳng hề dữ dằn chút nào, ngắm nhìn còn thấy dễ thương nữa chứ, bởi vì nhà sản xuất đã làm theo mô hình một chú rô-bốt nên em rất thích. Chú rô-bốt của em có màu xanh lá cây đậm, đầu chú khom khom về trước hình con rắn hổ mang. Một bên tay chú xoắn lại hình mũi khoan, cái sừng của chú màu vàng và nhẵn bóng, có thể xoay đi, xoay lại, cái đuôi dài của chú càng làm chú trở nên dũng mãnh hơn.
Khi nào rảnh rỗi, em lại cùng bạn hàng xóm chơi chung với chú rô-bốt của em. Rô-bốt của em không dùng pin, muốn chú cử động em phải dùng tay xoay các khớp để chú tạo ra các hình khác nhau. Sau khi chơi, em để ngay ngắn chú rô-bốt này trên chiếc tủ đựng đồ lưu niệm của gia đình, trên chiếc tủ đó có những sản phẩm do chính tay em tạo ra.
Khi chơi với chú rô-bốt em lại nhớ đến người bạn Trung Quốc của em. Dù không hiểu được tiếng nói của nhau nhưng chúng em vẫn chơi những trò chơi rất vui. Đúng là tình bạn đã vượt qua cả rào cản ngôn ngữ, chúng em đã là những người bạn của nhau.
Em cảm giác chú rô-bốt này đã là người bạn tri kỷ luôn ở bên em. Em rất yêu chú rô-bốt của em.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)
Câu 2:
Hương làng
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.
Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.
Câu 3:
Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)
Câu 4:
Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)
Câu 5:
Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)
Câu 6:
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU
Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.
Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.
Một tiếng hô: “Bắn”.
Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.
(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)
Câu 7:
Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)
về câu hỏi!