Câu hỏi:
11/07/2024 347Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em.)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Yêu cầu:
- Xác định đúng thể loại tả cảnh.
- Nêu được vẻ đẹp khái quát và chi tiết của ngôi nhà.
- Nêu được nét nổi bật của ngôi nhà từ ngoài vào trong.
- Nêu được tình cảm của em đối ngôi nhà.
2. Biểu điểm:
4-5 điểm: Thực hiện các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, dùng từ gợi tả, làm cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của không gian ngôi nhà. Bài viết không sai lỗi chính tả.
2-3 điểm: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần nhưng còn liệt kê, lỗi chung không quá 3 lỗi
1 điểm: Lạc đề, bài viết dỡ dang.
Tùy theo mức độ sai sót của học sinh, giáo viên chấm điểm đúng với thực chất bài làm của các em.
Bài mẫu:
Ngay từ lớp một, trong giờ vẽ tự do, em đã vẽ ngôi nhà của mình. Bài tập vẽ đó được cô giáo khen và dán lên bảng cho các bạn cùng xem. Mỗi ngày một lớn, em thêm yêu quý ngôi nhà của em và ý thức được tình cảm gắn bó thiêng liêng của một gia đình.
Nhà em nằm trong một con hẻm khá rộng, thoáng mát và yên tĩnh. Ngôi nhà có ba tầng, sơn màu kem sữa xinh xắn. Cổng nhà hình vòm cung, sơn màu nâu. Bao bọc quanh nhà là một tường rào ốp đá màu hồng. Ngay sân trước, mẹ em trồng khá nhiều chậu hoa cảnh. Màu đỏ, tím, trắng của hoa phong lan làm tươi sáng sân nhà. Cạnh đó, cánh hoa đỏ rực của cây trạng nguyên kiêu hãnh khoe sắc cùng khóm mai cẩm tú nụ li ti.
Tất cả cửa của ngôi nhà làm bằng kính màu nâu, rèm cửa màu xanh cốm. Tường bên trong nhà sơn màu xanh da trời. Nhà có sáu phòng: phòng khách, bếp và bốn phòng ngủ. Tầng trên cùng của nhà là phòng thờ. Tầng trệt của ngôi nhà là phòng khách và bếp. Phòng khách rộng, bày biện đơn giản gồm một bộ sa-lông gỗ, tủ ti vi và tủ giày.
Bàn sa-lông trải khăn trắng. Lúc nào mẹ cũng bày một bình hoa giữa bàn nên phòng khách sáng hẳn ra, đẹp làm sao! Phía sau cầu thang là nhà bếp và phòng tắm. Bếp đồng thời cũng là phòng ăn. Ở đây, mẹ sắp xếp rất ngăn nắp, sạch sẽ: tủ lạnh áp sát tường, cạnh đó là bếp ga, tủ bếp bao bọc hình chữ L, chiếm một phần ba không gian nhà bếp. Bàn ăn ở giữa phòng. Lầu một của căn nhà là phòng của các anh chị và ba mẹ. Lầu hai có phòng em và phòng của ông bà. Tầng trên cùng là phòng thờ, phòng này đẹp nhất với bàn thờ Đức Phật tôn nghiêm. Phòng thờ cũng đồng thời là phòng học của mấy anh chị em, bên phải phòng kê bàn làm việc của ba mẹ và tủ sách. Sau bữa ăn tối, cả nhà em quây quần ở phòng khách trò chuyện, xem ti-vi. Xem xong chương trình thiếu nhi, cả nhà đều vào phòng học. Bố mẹ em làm việc, chúng em học bài. Căn nhà lúc ấy im lặng nhưng ấm cúng và hạnh phúc,
Thứ bảy hàng tuần, chúng em cùng nhau giúp ba mẹ quét dọn, lau nhà, chùi rửa cửa kính, tủ bàn và kệ sách. Sau khi dọn dẹp sạch sẽ, căn nhà sáng bóng như mới. Cả nhà em đều thấy sảng khoái, vui vẻ để bước vào một tuần làm việc, học tập sắp đến.
Ngôi nhà là nơi em sinh sống cùng với những người thân. Ngôi nhà đã chứng kiến bao niềm vui, nỗi buồn của gia đình em, Mỗi lần có dịp đi đâu xa, em đều mong mau chóng về nhà. Em hết lòng biết ơn ông bà, bố mẹ đã xây dựng ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và nuôi dạy chúng em chu đáo. Em hứa cố gắng học giỏi, có tương lai tốt để ông bà, bố mẹ vui lòng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các từ đồng nghĩa với từ hiền (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”)
Câu 3:
Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ “chìm” (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.)
Câu 4:
Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau:
BÀN TAY THÂN ÁI
Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.
Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:
- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?
Cô y tá sửng sốt:
- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?
- Không, ông ấy không phải là ba tôi.
Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.
- Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?
- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.
(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:
Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là:
Câu 6:
Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là:
về câu hỏi!