Câu hỏi:
13/07/2024 2,984Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”
(Quê hương – Tế Hanh)
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài.
b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”
(Quê hương – Tế Hanh)
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài.
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (1đ)
b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)
HS viết được đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu, nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập. (1đ)
- Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. (1đ)
- Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. (1đ)
- Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. (1đ)
→ Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
I-Trắc nghiệm
Ý nghĩa hai câu thơ: “Dân chài lưới làn da rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” là gì?
Câu 2:
Điểm giống nhau giữa Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta là gì?
Câu 4:
Ý nghĩa câu kết: “ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” thể hiện điều gì?
Câu 5:
II-Tự luận
Phân tích và chỉ ra tác dụng của trật tự từ được sử dụng trong câu sau:
Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung
Câu 6:
Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau:
- Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!
về câu hỏi!