Câu hỏi:

24/06/2020 1,366

Đọc các bài ca dao (câu 1, SGK trang 135) và trả lời:

a. Anh (chị) có nhận thấy trong câu câu dao trên những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,.. không chỉ là thuyền, bến ,... mà con mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?

b. Thuyền bến (câu 1) và cây đã, bến cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu được nội dung hàm ẩn trong hai câu đó?

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Hình ảnh con đò, cây đa, bến nước mang hai tầng ý nghĩa, nghĩa thực và nghĩa tượng trưng cho những người ra đi và những người ở lại

Câu (1) là thề ước, hứa hẹn, nhắn nhủ về sự chung thủy

Câu (2) trở thành lời than tiếc vì thề xa “lỗi hẹn”

b, Các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau nhưng chỉ là khác ở nội dung ý nghĩa hiện thực.

Giữa chúng gợi ra những liên tưởng giống nhau (mang nghĩa hàm ẩn chỉ người đi, kẻ ở)

   + Thực tế, các hình ảnh con thuyền, bến nước, cây đa, con đò là những hình ảnh gắn liền với nhau.

   + Những hình ảnh trên tượng trưng tình cảm gắn bó bền chặt của con người.

   + Mang ý nghĩa chỉ sự ổn định, giúp ta liên tưởng tới hình ảnh phụ nữ nhung nhớ, chung thủy

   + Thuyền, đò: di chuyển, không cố định được hiểu là người con trai.

→ Ý nghĩa câu (1) lời ước hẹn chung thủy, son sắt. Câu số (2) trở thành lời than tiếc vì “lỗi hẹn”

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Quan sát một vật gần gũi quen thuộc, liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó và dùng câu văn có phép ẩn dụ.

Xem đáp án » 24/06/2020 3,627

Câu 2:

Quan sát sự vật, nhân vật quen thuộc, sử dụng phép tu từ ẩn dụ hoặc hoán dụ để viết một đoạn văn về sự vật, nhân vật đó.

Xem đáp án » 24/06/2020 1,774

Câu 3:

Đọc và trả lời các câu hỏi (mục 1, SGK trang 136, 137)

a. Dùng những cụm từ đầu xanh, má hòng, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong Truyện Kiều? Cũng như vậy, dùng những cụm từ áo nâu, áo xanh, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội.

b. Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó?

Xem đáp án » 24/06/2020 1,741

Câu 4:

Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong những đoạn trích (SGK, câu 2, trang 135, 136)

Xem đáp án » 24/06/2020 657

Câu 5:

Đọc câu thơ của Nguyễn Bính và trả lời các câu hỏi (mục 2 SGK trang 137)

a. Câu thơ trên có cả hoán dụ và ẩn dụ. Anh (chị) hãy phân biệt hai phép tu từ đó.

b. Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu, nhưng câu thơ Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông khác với câu Thuyền ơi có nhớ bến chăng ở điểm nào?

Xem đáp án » 24/06/2020 523

Bình luận


Bình luận