Câu hỏi:

25/06/2020 11,005

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

    Tin sương luống những rày trông mai chờ

 

    Chân trời góc bể bơ vơ

    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

    Xót người tựa cửa hôm mai,

    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

    Sân Lai cách mấy nắng mưa,

    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?

3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót”

4. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch dưới câu bị động)

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du (1 điểm)

2. Hai điển tích điển cố được sử dụng:

- Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm (0,25 điểm)

- Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. (0,25 điểm)

- Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều (0,5 điểm)

3.

Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. (0,5 điểm)

- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. (0,5 điểm)

4. Viết đoạn văn

Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)

- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại

+ Nhớ đêm trăng thề nguyền

+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha

- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa

→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu

Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)

- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ

- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con

- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần

→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa

- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)

Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý (0,5 điểm)

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

Xem đáp án » 25/06/2020 4,246

Bình luận


Bình luận