Câu hỏi:

13/07/2024 9,433

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

   [...] Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

   Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

   Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

   Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

   Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

   Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

   (Trao duyên trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Sách Ngữ văn lớp 10, tập 2)

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* MB: Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên trích (vị trí, tóm tắt đoạn trích). Trích thơ

* TB: Cần trình bày các ý sau:

1. Giới thiệu chung: vị trí đoạn trích, nội dung,...

2. Phân tích

HS có thể phân tích các ý sau:

- Hai câu thơ đầu: Lời nhờ cậy

   + Đây là lời nhờ cậy, tác giả đã đặt Thúy Kiều vào hoàn cảnh éo le để nàng tự bộc lộ tâm trạng, nhân cách của mình. Kiều buộc phải trao duyên, nàng làm như vậy là thực hiện một chuyện tế nhị, khó nói. (Phân tích rõ từ "cậy", từ "chịu" để thấy được Thúy Kiều hiểu hoàn cảnh của Thúy Vân, nàng ý thức được việc mình nói ra mang tính chất rất hệ trọng, việc nàng nhờ cậy có thể làm em lỡ cả đời)

   + Khung cảnh "em" – "ngồi", "chị" - "lạy", "thưa". Ở đây có sự đảo lộn ngôi vị của hai chị em trong gia đình, diễn tả việc nhờ cậy là vô cùng quan trọng, thiêng liêng, nghiêm túc.

Thúy Kiều là người khéo léo, thông minh, tế nhị, kín đáo, coi trọng tình nghĩa.

- 6 câu tiếp: Lời giãi bày nỗi lòng mình

   + Thúy Kiều nói về hoàn cảnh éo le của mình

   + Kiều nói vắn tắt về mối tình đẹp nhưng dang dở với Kim Trọng (điệp từ "khi" nhấn mạnh tình yêu sâu nặng, gắn bó bền chặt của Kim-Kiều.)

   + Nàng nhắc đến các biến cố đã xảy ra khiến Kiều không thể tiếp tục cuộc tình của mình.

   + Kiều xin em hãy "chắp mối tơ thừa" để trả nghĩa cho chàng Kim.

- Bốn câu tiếp: Lời thuyết phục.

   + Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ:

   + Nhờ vào tuổi xuân của em

   + Nhờ vào tình máu mủ chị em

   + Dù đến chết Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em.

Đó là những lời nói, lí lẽ khéo léo, tinh tế làm tăng tính thuyết phục của lời nói, tạo tính chất lời nói thiết tha, kín kẽ, tế nhị. Giọng thơ khẩn khoản, cách ngắt nhịp thơ đem lại sắc thái trang trọng.

- Nghệ thuật:

   + Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật

   + Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

* KB: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật, khẳng định tài năng của tác giả.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc nhờ dựa trên cơ sở nào?

Xem đáp án » 13/07/2024 5,171

Câu 2:

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Nêu nội dung chính của văn bản.

Xem đáp án » 13/07/2024 3,571

Câu 3:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Sau khi đọc truyện có bạn học sinh cho rằng: “Trong thực tế, không nên sống “cứng cỏi” theo kiểu Ngô Tử Văn vì như vậy chỉ mang lại sự thiệt thòi cho bản thân.” Anh/ chị có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) trình bày quan điểm của mình.

Xem đáp án » 11/07/2024 1,344

Câu 4:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Văn bản có nhắc đến hành động đốt cháy đền tà của Ngô Tử Văn, hãy nêu cụ thể những chi tiết liên quan đến ngôi đền này.

Xem đáp án » 01/07/2020 1,184

Câu 5:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Qua văn bản, nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm như thế nào với nhân vật Ngô Tử Văn?

Xem đáp án » 13/07/2024 1,154

Bình luận


Bình luận