Câu hỏi:
13/07/2024 855Trong bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hình ảnh so sánh thứ nhất:
- Mở đầu bài văn là hình ảnh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Tác dụng: So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh giữa một khái niệm trừu tượng và một hình ảnh cụ thể. Góp phần làm nổi bật sức mạnh phi thường, vĩ đại của tinh thần yêu nước.
Hình ảnh so sánh thứ hai:
- Hình ảnh: tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
- Tác dụng: Cách so sánh trên làm khiến người đọc hình dung được giá trị của tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở phần ở đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
Câu 2:
Hãy trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
Câu 3:
Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
Câu 4:
Hoàn cảnh sáng tác của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
Câu 5:
Nội dung và nghệ thuật văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
Câu 6:
Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ ... đến” dựa theo lối lập luận của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
về câu hỏi!