Câu hỏi:
13/07/2024 753Qua việc tìm hiểu nội dung truyện “Mẹ hiền dạy con”, trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” bằng một đoạn văn.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Có thể nói, những câu tục ngữ luôn mang đến cho chúng ta những bài học đắt giá về con người, về những mối quan hệ, kinh nghiệm sản xuất và đôi khi là về tình cảm lứa đôi. Và để khuyên răn, nhắc nhở con cháu bài học về lựa chọn môi trường sống và các mối quan hệ, ông cha ta có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Câu tục ngữ ngắn gọn, có cấu trúc đối mang lại cho chúng ta thông điệp: Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của chúng ta. Từ thời xa xưa, mẹ Mạnh Tử đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách mỗi người. Khi nhà Mạnh Tử ở gần nghĩa địa, ở gần khu chợ, khi nhìn thấy mọi người xung quanh làm gì về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước làm y như vậy. Mẹ Mạnh Tử biết rằng những địa điểm đó không phù hợp để con lớn lên và học tập nên đã chuyển nhà ngay cạnh trường học. Và quả đúng như vậy, khi ở gần trường học thấy các bạn mình đi học, dùi mài kinh sử, về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước và chuyên tâm học hành, rồi sau này trở thành một vĩ nhân mà chúng ta ngưỡng mộ. Từ ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ, bản thân em đã học được rất nhiều điều từ việc lựa chọn môi trường sống, việc chọn bạn mà chơi, và hơn hết đó là phải có lập trường vững chắc, sống đúng với nguyên tắc và bản thân mình. Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là một bài học hay với ý nghĩa sâu sắc và thiết thực cho chính chúng ta. Qua đây, ta cũng nhận thức rõ hơn về những bài học kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút được trong quá trình sống, từ đó càng trân trọng hơn những người bạn tốt, những người thân trong gia đình và cả thầy cô giáo và xã hội, đã tạo nên một môi trường học tập tốt và bình yên.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ câu chuyện của mẹ con thầy Mạnh Tử trong “Mẹ hiền dạy con”, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
Câu 2:
Từ năm sự việc trong truyện “Mẹ hiền dạy con”, em hãy nêu tác dụng trong cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử?
Câu 4:
Nhân vật chính trong truyện “Mẹ hiền dạy con” là ai? Nhân vật đó có nguyên mẫu từ lịch sử hay không?
Câu 5:
Em có hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào trong truyện “Mẹ hiền dạy con”?
Câu 6:
Trong truyện “Mẹ hiền dạy con”, ý nghĩa của việc dạy con ở hai sự việc sau có gì khác so với ba sự việc đầu?
về câu hỏi!