Câu hỏi:

11/07/2020 650

Qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1. Mở bài: Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.

Ví dụ: Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ nói lên thân phận của người phụ nữ phong kiến xưa. Họ phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến "Tam tòng, tứ đức" ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và công dung ngôn hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống cam chịu và phục tùng. Cảm thông với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa, hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã thay họ nói lên tiếng lòng mình qua các bài thơ như: Tự tình, Bánh trôi nước, Thương vợ ...

2. Thân bài

Các ý chính cần đạt là:

* Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Trần Tế Xương.

* Qua ba bài thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa được thể hiện nổi bật những phẩm chất sau:

- Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:

+ Ở bài Bánh trôi nước là thân phận trôi nổi lênh đênh của người phụ nữ. Họ không có quyền lựa chọn quyết định tình duyên, thậm chí là cuộc sống của mình. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang dáng dấp của những người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục trong ca dao xưa.

+ Ở bài Thương vợ là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình.

+ Ở bài Tự tình là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đình – những điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ.

- Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương:

+ Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ.

+ Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực.

3. Kết bài: Tổng kết và đánh giá vấn đề nghị luận. Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Ví dụ: Ngày nay thân phận người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình. Bởi lẽ cái xã hội "Trọng nam khinh nữ" đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội "công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền". Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mỹ tục vốn có của mình. Và vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Viêt Nam, đảm đang tháo vác.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

   Vịnh khoa thi Hương

   (Trần Tế Xương)

   “Nhà nước ba năm mở một khoa,

   Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

   Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

   Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

   Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

   Váy lê quét đất mụ đầm ra.

   Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

   Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ 5,6? Nêu tác dụng?

Xem đáp án » 11/07/2020 3,793

Câu 2:

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

   Vịnh khoa thi Hương

   (Trần Tế Xương)

   “Nhà nước ba năm mở một khoa,

   Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

   Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

   Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

   Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

   Váy lê quét đất mụ đầm ra.

   Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

   Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Xác định bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp trong bài thơ “Vịnh khoa thi hương”?

Xem đáp án » 11/07/2020 1,801

Câu 3:

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

   Vịnh khoa thi Hương

   (Trần Tế Xương)

   “Nhà nước ba năm mở một khoa,

   Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

   Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

   Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

   Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

   Váy lê quét đất mụ đầm ra.

   Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

   Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Viết đoạn văn phân tích tâm trạng, thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết

Xem đáp án » 11/07/2020 1,100

Câu 4:

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

   Vịnh khoa thi Hương

   (Trần Tế Xương)

   “Nhà nước ba năm mở một khoa,

   Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

   Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

   Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

   Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

   Váy lê quét đất mụ đầm ra.

   Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

   Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì đặc biệt?

Xem đáp án » 11/07/2020 881

Câu 5:

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

   Vịnh khoa thi Hương

   (Trần Tế Xương)

   “Nhà nước ba năm mở một khoa,

   Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

   Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

   Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

   Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

   Váy lê quét đất mụ đầm ra.

   Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

   Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Nhận xét hình ảnh sĩ tử và quan trường?

Xem đáp án » 11/07/2020 719

Bình luận


Bình luận