Câu hỏi:
13/07/2024 3,140(5 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về niềm Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2014)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ; bố cục rõ ràng, chặt chẽ; hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
a. Khái quát chung: (0,5đ)
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. (0,25đ)
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ. (0,25đ)
b. Phân tích, cảm nhận đoạn thơ (4đ)
- Niềm biết ơn thành kính chuyển thành niềm xúc động nghẹn ngào, lòng kính yêu vô bờ đối với Bác. (0,25đ)
- Cảm xúc khi vào trong lăng: (2 đ)
+ Khung cảnh không khí trang nghiêm thanh tịnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở trong lăng Bác (0,25đ)
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền
Giấc ngủ bình yên gợi sự thanh thản như một giấc ngủ giữa ánh sáng của vầng trăng. Cách nói giảm nói tránh thể hiện tình cảm trân trọng, như một lời khẳng định “ Bác còn sống mãi với non sông đất nước” (0,5đ)
Vầng trăng sáng dịu hiền hình ảnh ẩn dụ chỉ tâm hồn cao đẹp của Bác. (0,25đ)
+ Nỗi đau xót vì sự ra đi của Người
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
+ Sự đối lập giữa lí trí và tình cảm, nỗi đau đớn tận cùng về sự ra đi của Bác. (0,25đ)
+ Trời xanh hình ảnh ẩn dụ chỉ sự lớn lao cao cả vĩnh hằng của Bác. (0,25đ)
+ “nhói” nỗi đau lắng sâu, xót xa tê tái trong tâm hồn và trong trái tim. Lời thơ như tiếng lòng thể hiện sự rung cảm chân thành của tác giả. (0,5đ)
- Cảm xúc khi rời lăng: (1,75 đ)
Tâm trạng lưu luyến nhớ thương dâng trào (0,25đ)
+ Tác giả khao khát được được hóa thân vào thiên nhiên để được ở bên người dù chỉ được làm con chim hót, một bông hoa ngát hương đặc biệt làm cây tre trung hiếu canh giữ cho giấc ngủ bình yên của người. (1đ)
+ Khép lại bài thơ, hình ảnh cây tre trung hiếu ẩn dụ, biểu tượng cho lòng thủy chung với con đường sự nghiệp cách mạng (0,5đ)
c. Đánh giá chung: (0,5đ)
- Giọng điệu trang nghiêm tha thiết tự hào, nhịp thơ khi chậm diễn tả sự lắng đọng, khổ cuối nhịp nhanh phù hợp nỗi khát khao tình cảm tha thiết cháy bỏng (0,25đ)
- Đoạn thơ để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng, lòng thành kính, niềm tự hào biết ơn pha lẫn xót xa đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. (0,25đ)
* Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt hướng dẫn khi chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
(“Bếp lửa” – Bằng Việt)
Em hiểu như thế nào về cụm từ “biết mấy nắng mưa” trong câu thơ đầu đoạn? Hãy tìm một câu thành ngữ có chứa hai từ “nắng”, “mưa” và giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thành ngữ em vừa tìm được.
Câu 2:
(3,0 điểm) Viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch. Nội dung: cảm nhận của em về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Trong đoạn văn có một câu sử dụng thành phần tình thái (gạch chân thành phần tình thái).
Câu 3:
(2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Chao ôi bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy ông đã chấp nhận sự thử thách.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014)
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Chỉ rõ thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên?
c. Nêu phép liên kết trong đoạn văn trên.
d. Nhân vật có suy nghĩ trong đoạn văn trên là ai và giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm?
về câu hỏi!