Câu hỏi:
13/07/2024 1,498a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản sau:
“Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.”
(Vũ Khoan, Một góc nhìn của trí thức, Tập 1, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh)
b) Phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
“Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng”
(Đỗ Trung Quân, Quê hương)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên: Nghị luận.
b)
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: So sánh “Quê hương là con diều biếc” (so sánh ngang bằng)
- Giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ:
Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp đầy sáng tạo, đặc sắc và độc đáo. Tác giả chọn hình ảnh “con diều biếc” – hình ảnh cụ thể, thân thuộc, bình dị, nên thơ để so sánh với quê hương. Hình ảnh so sánh ấy đã gợi tả một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp – có bầu trời cao xanh, cánh đồng thoáng đãng với “con diều biếc” bay bổng, gợi hoài niệm tuổi thơ gắn với quê hương yêu dấu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong bài thơ Nghe tiếng giã gạo, Hồ Chí Minh cho rằng “Sống ở trên đời”, con người phải “Gian nan rèn luyện mới thành công”.
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 câu văn) theo cách lập luận diễn dịch để trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2:
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) để làm rõ: Ở người nông dân này, tình yêu làng tha thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
về câu hỏi!