Câu hỏi:

12/07/2024 7,589

Từ góc nhìn tuổi trẻ, em hãy viết bài văn với nhan đề:

"Sự kì vọng - áp lực hay động lực?"

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

   Mỗi sáng, điều mà tôi luôn nghĩ đến trước tiên là mình nên làm gì cho ngày trôi nhanh đi, để rồi lại có thể mau chóng trở lại những giờ chợp mắt khi trước. Những giờ tôi chẳng phải nghĩ gì, cũng chẳng phải đối diện với những điều tôi vẫn hay thường thấy. Tôi biết tôi hèn nhát và kẻ hèn nhát như tôi đang cố tình trốn tránh thực tại. Một thực tại dẫu đẹp nhưng cũng lắm khi khắc nghiệt vô cùng.

   Chúng tôi, những kẻ đang từng bước tìm hiểu cuộc đời bằng tất cả hành trang tích lũy được khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là vốn kiến thức có dần qua năm tháng, đó là những câu chuyện mộng mơ về một tương lai tốt đẹp hơn. Tôi từng thấy rất nực cười khi chẳng hiểu tại sao mình lại phải ôm đồm cả mười mấy môn cùng một lúc, rồi nghe người lớn nói về tương lai nếu tôi chẳng chịu học hành đàng hoàng.

 Tôi biết, tất cả chúng ta, những người đang vẫn còn nồng nhiệt sức trẻ và những người đã qua lâu rồi cái thuở hừng hực lửa cháy trong người hay cả những người đang chuẩn bị tiếp thêm cho mình nguồn nhiệt rực cháy ấy nữa, chúng ta đều trải qua chung những cảm xúc muốn bung mình. Là sự kỳ vọng từ những người xung quanh, là ông là bà là ba là mẹ,...

   Rằng sự kỳ vọng rốt cuộc là áp lực hay động lực cho chúng ta.

   Dạo gần đây, trên những tờ báo điện tử, thông tin về kỳ tuyển sinh vào mười vừa rồi luôn có đủ. Điều khiến mọi người bất ngờ nhất chính là đề thi năm nay khá lạ, và đặc biệt là tập trung vào các vấn đề thực tiễn cao hơn. Tôi đã xem thử đề thi năm nay và cũng phải òa lên vì thấy thích thú. Thật sự mọi thứ rất tốt! Đề thi rất ổn, nhưng còn các em?

   Trong đề thi văn có một câu thế này:"Sự kỳ vọng - áp lực hay động lực?", liệu các em sẽ trả lời thế nào khi chính các em đang nằm trong sự kỳ vọng đó. Mà không những các em, ngay cả chúng ta cũng đang như thế. Chúng ta nằm trong sự kỳ vọng của người thân và vẫn đang tự nhủ bản thân từng ngày để không lãng quên đi điều đó. Để rồi mệt mỏi, để rồi suy sụp khi tự mình dập tắt sự kỳ vọng đó đi...

   Tôi vẫn hay ngồi một mình, ngẫm nghĩ về đủ điều trước giờ G. Tôi luôn thấy tay chân mình bồn chồn, khó chịu khi mỗi lần đứng trước kỳ thi quan trọng hay vấn đề đòi hỏi nhiều kỹ năng. Mỗi lần như thế, tôi lại sợ mình thất bại. Chẳng phải chỉ mỗi mình mình buồn bã mà ba mẹ mình cũng sẽ như thế, đúng không? Rằng kỳ vọng càng nhiều thì thất vọng lại càng nhiều hơn.

  Suốt những chặng đường qua, tôi đã nhận được sự kỳ vọng từ mọi người. Và bản thân tôi luôn thấy ngột ngạt khi có ai đó nói rằng họ tin tưởng ở tôi, rằng tôi chắc chắn sẽ làm được. Những sự kỳ vọng bé xíu xiu lớn dần theo năm tháng tôi trưởng thành, cũng như lớn dần theo sự thành công của những người trẻ khác.

   Khi mọi người càng kỳ vọng vào chúng ta, phải chăng chúng ta lại càng có cảm giác muốn làm họ thất vọng. Ta muốn một lần phá nát mọi thứ để mọi người thôi kỳ vọng vào mình, nhưng cuối cùng mình lại không nỡ. Chúng ta sợ mình sẽ cảm thấy có lỗi và sẽ thấy ân hận nhiều điều..

 Những người trẻ chúng ta, phải chăng đều mắc cùng chung một loại "bệnh", rằng ghét sự kỳ vọng nhưng lại mong sẽ có người kỳ vọng cho mình vào một lúc nào đó. Và rồi cảm thấy gánh nặng đang chồng chất ngày một nhiều trên vai. Rồi lại cảm thấy khó chịu, cảm thấy căm ghét nó. Nhưng lòng lại chợt muốn ai đó kỳ vọng mình, cho mình một niềm tin nào đó. Sự tuần hoàn ấy cứ tiếp tục diễn ra, kéo theo những lần sảy chân trước nẻo đường trơn trợt.

   Tôi từng hỏi một cậu bạn, rằng cậu ấy liệu từng có áp lực nào từ phía gia đình hay không. Cậu bạn ấy, người luôn khiến người khác phải trầm trồ ngưỡng mộ. Cậu ấy đã lặng lẽ hồi lâu và rồi khẽ khàng cất giọng rằng chúng ta ai mà chẳng có. Bạn biết không, điều mà cậu ấy gặp phải cũng như chúng ta. Khi sự kỳ vọng từ gia đình khiến mình luôn nghẹt thở. Từng chút từng chút một như bóp nghẹn lấy ước mơ và khao khát tự do của chính mình. Cậu ấy bảo dù cậu ấy chán ghét điều đó, nhưng cậu ấy chưa bao giờ muốn điều đó vụt khỏi tầm tay.

   Tại sao lại sinh ra sự kỳ vọng? Tại sao cuộc đời chúng ta ít nhiều gì cũng phải trải qua sự kỳ vọng vài lần. Rốt cuộc là tại sao?

   "Cuộc đời chính là như thế. Sự kỳ vọng được sinh ra là để khiến con người ta cảm thấy khó chịu mà. Nhưng bạn biết không? Sự kỳ vọng ấy đồng thời cũng khiến con người ta như thấy được sinh ra thêm một lần nữa."

Người trẻ chúng ta, tôi và bạn, liệu chăng từng cảm thấy mạnh mẽ hơn khi luôn có hậu phương làm điểm tựa vững chắc cho niềm tin của chính mình? Chúng ta có bao giờ nhận ra mình đã mạnh mẽ hơn, tự tin hơn thật nhiều hay chưa? Được bao lần? Một lần, hai lần,... hay vẫn chưa?

   Cứ mỗi lần nhớ tới nụ cười ngọt ngào của mẹ cùng cái nhìn im lặng không nói gì của ba, mình đã từng bùng lên một ý chí nào đó phải không? Đột nhiên mình muốn hoàn thành tốt việc của riêng mình để những lo lắng chẳng còn hiện hữu nơi hậu phương vững chắc. Mình cứ muốn thấy lại hoài nụ cười ấy, thấy lại hoài cái nhìn im lặng chất chứa nhiều điều kia.

 Dẫu rằng trước đây mình không hề thích chuyện nhận được sự kỳ vọng, nhưng mình không thể phủ nhận rằng sự kỳ vọng đã giúp mình thật nhiều. Một bên là áp lực, một bên là động lực để bản thân mình tiến tới. Chúng ta đang nằm ở nẻo đường nào của hai thái cực đó đây?

   Bài học cuộc đời dành tặng cho mình chẳng khi nào có thể đếm xuể. Về niềm tin, hi vọng, áp lực hay là cả động lực.

   "Bản thân chúng ta rất ghét sự kỳ vọng thái quá từ ai đó, nhưng chúng ta chưa từng nhìn lại mình, rằng mình đã từng kỳ vọng vào bản thân mình hay chưa? Khi mình chưa trao cho mình niềm tin đó thì tại sao mình lại cấm người khác giữ niềm tin nơi mình?

   Đôi khi, chúng ta đã tập trung quá nhiều vào việc khiến người khác hài lòng và việc làm bản thân chùn bước mà không hề hay biết rằng mình đã bỏ qua thật nhiều điều. Sự kỳ vọng, áp lực hay động lực ư? Đối với chúng ta, những điều đó vốn không nên bận tâm nhiều đến. Chúng ta hãy cứ nghĩ mình là chính mình. Sự kỳ vọng ấy hóa ra cũng chỉ là suy nghĩ của mọi người dành cho mình mà thôi.

   Có người từng nói rằng mình cứ sống trọn vẹn cuộc đời mình, cứ đừng thích hoặc đừng ghét quá việc gì cũng như đừng bận tâm quá đến vấn đề nào đó. Giống như bây giờ, trong suy nghĩ mình sự kỳ vọng đã chiếm phân nửa mảng tiêu cực và đôi lúc là cả phân nửa mảng tích cực kia. Bởi vì mình cứ nghĩ đến sự kỳ vọng đó nên nó mới theo đuổi mình đến cùng tận. Nếu như bây giờ mình chẳng bận tâm nhiều về nó, mình cứ làm những điều mình thích thì thử xem, nó có còn ảnh hưởng tới mình nhiều như thế nữa hay không.

   Tôi biết bạn đang phân vân nhiều điều, rằng nếu không bận tâm đến sự kỳ vọng đó thì mình sẽ thế nào? Và bằng cách nào để thôi không bận tâm.

Chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề theo lối cá nhân hóa mọi thứ. Rằng sự kỳ vọng đã ảnh hưởng đến chúng ta ở một góc độ nhất định. Bây giờ, hãy xây cho mình một tấm chắn ngăn không cho sự kỳ vọng đó đánh úp vào mình. Cứ để mọi thứ diễn ra tự nhiên như cái cách nó vốn phải thuộc về.

   Thôi bận tâm về nó, hãy tập trung vào việc của riêng mình. Nhưng trước tiên bạn cần biết việc của mình là gì trước đã. Mọi thứ mình để lại đằng sau và mình cứ hoàn thành tốt việc của mình là được.

   À thì việc đó có hay không sự kỳ vọng cũng không ảnh hưởng nhiều đến mình, bởi lẽ đó là việc của riêng mình. Việc mình sẽ hoàn thành dù có hay không điều đó.

   Bây giờ, hãy buông bỏ xuống những suy nghĩ tiêu cực kia. Vươn vai một cái và bắt tay vào việc của chính mình. Đừng để mọi người biến sự kỳ vọng thành áp lực cho bạn. Công nhận, sự kỳ vọng khi trở thành động lực tốt thật nhưng có điều tốt quá lại mất hay. Nhận được nhiều sự kỳ vọng, trở thành nguồn động lực to lớn sẽ càng khiến mình có cảm giác muốn thành công. Nhưng người trẻ chúng ta hiện nay, lại không muốn gò bó mình trong một khuôn khổ như thế.

 Chúng ta muốn được làm những điều mình yêu thích. Chúng ta muốn sống trong một không gian mà tự do luôn là điều được coi trọng. Quan trọng nhất, chúng ta trẻ và chỉ thế thôi. Cho phép bản thân phạm sai lầm, cho phép bản thân được trải nghiệm. Từng chút, từng chút một. Đừng để bất cứ điều gì cản trở bước chân của chúng ta. Làm điều mình thích, mình tự tin trước đã. Quan trọng là mình nghĩ thế nào về mình thôi. Hãy vững tin và luôn luôn bình tĩnh.

   "Sự kỳ vọng cuối cùng là áp lực hay động lực? Đến tận bây giờ vẫn chưa có một câu trả lời chắc chắn nào cả. Nhưng mọi thứ sinh ra đều có nguyên nhân và đều có sự ảnh hưởng nhất định. Lái nó đi theo hướng của riêng mình, chẳng có gì là chúng ta không làm được cả."

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Aristotle cho rằng: Phải biết nhìn đời với cặp mắt của đứa trẻ thơ.

(Tôi tự học, Nguyễn Duy Cần, NXB Trẻ, 2013)

Xuân Diệu viết: Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non.

(Xuân Diệu - Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, 2009)

Theo em, cặp mắt trẻ thơ, đôi mắt xanh non có cần thiết đối với sáng tạo văn chương?

   Bằng những trải nghiệm văn học, hãy trình bày câu trả lời của em.

Xem đáp án » 12/07/2024 2,297

Bình luận


Bình luận

Phan Thị Lan Vy
16:52 - 28/03/2022

Hay 🥰

Phan Thị Lan Vy
16:04 - 28/03/2022

Bài hay