Câu hỏi:
28/12/2020 1,899Vũ Khoan cho rằng: Cái yếu của người Việt Nam "là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề"
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Ngữ văn 9, Tập hai)
Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về phương pháp học tập nhằm khắc phục cái yếu đó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1.Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề cần bàn luận: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là một bài văn nghị luận đặc sắc của Thủ tướng Vũ Khoan. Trong đó có ý kiến như sau: Cái yếu của người Việt Nam là “khả năng thực hành và sáng tạo" bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề. Từ vấn đề này, tác giả gợi ra những phương pháp học tập đúng đắn, cần thiết để khắc phục những điểm yếu của học sinh.
2.Thân bài.
a. Đánh giá ý kiến:
Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt nam.
b. Giải thích ý nghĩa câu nói:
Con người Việt Nam có rất nhiều điểm mạnh, nhưng bên cạnh cái mạnh vẫn tồn tại cái yếu. Ấy là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề, diễn ra trong hầu hết học sinh trên mọi miền đất nước.
c. Hậu quả của việc "khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề” .
- Hiện tượng học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào các môn "thời thượng", các môn liên quan tới thi Đại học, đề cao lí thuyết hơn thực hành (Dẫn chứng). Điểm yếu sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập, đất nước.
+ Hơn nữa, do ý thức con người Việt Nam: Chỉ học tập vì mục đích trước mắt, mục đích của cá nhân, không quan tâm đến lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng.
→ Cá nhân chậm phát triển dẫn đến đất nước cũng phát triển chậm về mọi mặt.
d. Đề ra giải pháp
- Chúng ta cần phát huy điểm mạnh “thông minh, nhạy bén” và khắc phục điểm yếu, hình thành thói quen tốt ngay từ bây giờ.
- Biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” .
- Tránh học chay, học vẹt để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
- Đề ra mục tiêu học tập, kế hoạch học tập lâu dài và có lộ trình học tập khoa học, hợp lý.
- Tăng cường tinh thần học hỏi kinh nghiệm và thành tựu của các nước tiên tiến trên thế giới để nâng cao năng lực bản thân, hướng đến góp phần phát triển đất nước.
3.Kết bài: Đánh giá ý kiến và nêu suy nghĩ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong hai tổ hợp từ: Lá lành đùm lá rách, cây nhà lá vườn, hãy cho biết tổ hợp từ nào là thành ngữ, tổ hợp từ nào là tục ngữ? Giải thích ngắn gọn nghĩa của một trong hai tổ hợp từ đó.
Câu 2:
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn trích sau:
“Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một dòng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” . Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả tại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.”
(Trích Chiếc lược ngà. Nguyễn Quang Sáng. Ngữ văn 9. Tập một)
Câu 3:
Trong các từ nho nhỏ, tươi tốt, bọt bèo, lạnh lùng, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
về câu hỏi!