Câu hỏi:
04/08/2021 155Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
II. Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.
III. Đột biến gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của prôtêin.
IV. Hóa chất 5-BU thường gây ra các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
I đúng, do lắp ráp sai nucleotit trong quá trình nhân đôi.
II sai, các cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình thì mới là thể đột biến.
III sai, đột biến gen có thể không làm thay đổi cấu trúc, chức năng của protein (VD: đột biến thay codon này bằng codon khác nhưng cùng mã hóa 1 axit amin)
IV sai, 5BU gây ra đột biến gen.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một học sinh đưa ra các nhận xét về thể đa bội, có bao nhiêu nhận định chưa chính xác?
(1) Đa bội lẻ có thể được tạo ra bằng phép lại giữa thể đa bội chẵn với thể lưỡng bội.
(2) Thể đa bội thường có năng suất cao hơn so với các giống lưỡng bội tương ứng.
(3) Thể song nhị bội chứa vật chất di truyền của 2 loài nên không thể sinh sản.
(4) Đa bội lẻ có thể phát sinh trong nguyên nhân tạo ra cành đa bội trên cây lưỡng bội.
(5) Phát hiện thể đột biến phổ biến ở các loài động vật, đặc biệt là động vật bậc thấp.
Câu 2:
Khi nói về hoán vị gen có các phát biểu sau:
(1) Hoán vị gen làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
(2) Hoán vị gen tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.
(3) Hoán vị gen làm thay đổi cấu trúc của NST.
(4) Sử dụng tần số hoán vị gen để lập bản đồ di truyền.
(5) Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi cơ thể dị hợp 1 hoặc 2 cặp gen.
Trong 5 phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu là đúng?
Câu 3:
Giả sử có 3 loại nucleotit A, U, X thì phân tử mARN có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền mã hóa axit amin?
Câu 4:
Đem lai hai cá thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1. Cho F1 lai phân tích, có bao nhiêu kết quả đây phù hợp với hiện tượng di truyền hoán vị gen?
(1). 9:3: 3:1 (2) 1:1 (3). 1: 1: 1: 1
(4) 3: 3:1:1 (5). 3: 3:2:2 (6). 14:4: 1:1
Câu 5:
Một gen có chiều dài 408nm và 2700 liên kết hiđrô. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen có 2400 cặp nucleotit.
II. Gen có 300 cặp G-X
III. Gen có 900 nucleotit loại A
IV. Gen có tỉ lệ (A+T/G+X)=2/3.
Câu 6:
Khi nói về cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở cấu trúc Operon Lac của E.Coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
III. Gen điều hòa không thuộc cấu trúc của Operon và nằm trên một NST khác.
IV. Vùng vận hành O là nơi mà protein ức chế gắn vào khi môi trường không có lactozơ.
Câu 7:
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb trong quá trình hình thành giao tử
(1) Nếu hiện tượng giảm phân xảy ra bình thường sẽ tạo ra 4 loại giao tử AB, Ab, AB, ab với tỉ lệ bằng nhau.
(2) Nếu trong giảm phân I, cặp Aa không phân li, giảm phân II diễn ra bình thường sẽ tạo ra giao tử AaB và b hoặc Aab và B.
(3) Nếu giảm phân I diễn ra bình thường, trong giảm phân II cặp Aa không phân li sẽ tạo ra giao tử AAB; aab; B và b.
(4). Nếu trong giảm phân I, cả hai cặp không phân li, giảm phân II diễn ra bình thường sẽ tạo ra giao tử AaBb và O.
Số nhận định đúng là:
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
Tổng hợp đề thi thử trắc nghiệm môn Sinh Học có lời giải (Đề số 1)
về câu hỏi!