Câu hỏi:
10/08/2021 1,431II. LÀM VĂN (7 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn luận về lòng vị tha.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;
+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết:
+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nếu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;
+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Hệ thống ý | Dẫn dắt | Nêu từ khóa: lòng vị tha |
Giải thích | Vị tha nghĩa là vì người khác, suy rộng ra đó là tấm lòng bao dung, độ lượng, không suy xét lỗi lầm của người khác. | |
Phân tích | - Lòng vị tha có nguồn gốc và biểu hiện như thế nào? + Nguồn gốc: lòng vị tha xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, luôn cho người khác cơ hội để làm điều đúng đắn, thiện lương. + Biết nghĩ và làm cho người khác, tập đứng ở hoàn cảnh của người khác, đó chính là vị tha. + Biểu hiện của lòng vị tha cũng rất đa dạng: • Nhường nhịn người yếu hơn mình • Giúp đỡ những người khó khăn • Tha thứ cho những lỗi lầm Hệ thống ý - Vì sao cần có lòng vị tha? + Lòng vị tha là một phẩm chất đáng quý, giúp con người nâng cao giá trị bản thân, cuộc sống dịu dàng, xã hội tốt đẹp hơn. + Vị tha cho người ta sức mạnh. Đó không chỉ là cho người khác cơ hội, mà là cho chính mình cơ hội được nhẹ lòng, để không còn phải so đo với những thiệt hơn. | |
Phản biện | Có những lỗi lầm không thể tha thứ, không thể chuộc lại được. + Có những lỗi lầm không thể tha thứ + Nhưng lòng vị tha cũng giúp ta chấp nhận điều đó với tâm trạng bình tĩnh hơn. | |
Liên hệ | - Bài học/ Liên hệ + Từ khóa. Nhường nhịn, yêu thương tha thứ cho chính những người thân quanh mình. Đó là bài học đầu tiên về lòng vị tha. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
Ngày còn bé, tôi và cậu bạn thân hay chơi trò thổi nước. Nhỏ một giọt nước lên bậu cửa sổ, rồi nhỏ một giọt nữa cách xa giọt nước kia một xíu, và hai đứa chúm môi ra sức thổi hai giọt nước về phía nhau, thật hoan hỉ làm sao cái cảm giác được nhìn thấy hai giọt nước nhập vào làm một. Tôi đã nghĩ nếu chúng tôi cứ chăm chỉ chơi thổi nước, để hàng ngàn hàng vạn giọt nước đón nhận nhau, thì rồi sẽ có cả một cái biển lớn.
Ông tôi sống trong một làng ngoại thành chưa có đèn đường. Đêm đêm, lũ trẻ bán bánh mỳ, khoai nướng ở làng khác đến, phóng xe bon bon theo những ngõ xóm hiu hắt ánh đèn. Khi người ta tới, đào đường để đặt hệ thống thoát nước, ông nội tôi mỗi đêm lại hì hụi nối điện nhà, thắp lên trong ngõ một ngọn đèn, để lũ trẻ làng bên nhìn thấy những chỗ đường mới đào mà tránh. Ông tôi yêu tôi, yêu cả những đứa trẻ xa lạ ấy mà rộng lòng bao bọc!
Một người cha dẫn cô con gái nhỏ đi mua giày, và cô bé trở về nhà với đôi chân tung tăng trong một đôi giày mỗi chiếc một màu, với em, những chiếc giày trong một đôi giày cũng có “quyền được khác nhau”. Người cha ấy tủm tỉm cười, rộng lòng đón nhận những suy nghĩ khác thường của con trẻ.
(Rộng lòng, Ngô Thị Phú Bình, dẫn theo https://homnayvangaymai.wordpress.com)
Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt gì?
Câu 3:
Anh/Chị hiểu thế nào về khái niệm “rộng lòng” được tác giả dùng trong văn bản?
Câu 4:
Gọi tên những phẩm chất được thể hiện trong hai ví dụ về người ông và người cha được nhắc tới trong văn bản?
Câu 5:
Xây dựng nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn Kim Lân đã để chi tiết dòng nước mắt xuất hiện hai lần trong buổi chiều nhập nhoạng.
Lần đầu: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đưa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
Lần thứ hai: Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá... Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.”
Qua việc cảm nhận chi tiết trên, hãy bàn luận vẻ đẹp tình mẫu tử qua hình tượng bà cụ Tứ.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!