Câu hỏi:
12/07/2024 1,418Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài có hai lần nhắc đến hình ảnh sợi dây trói:
Lần thứ nhất: A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một tháng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép của buồng lại. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn.
Lần thứ hai: Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế.
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Từ việc phân tích hai đoạn trên, anh/chị hãy cho biết và đánh giá vấn đề nhân sinh nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.
- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ - Dạng bài: Phân tích chi tiết nghệ thuật - Yêu cầu: Làm nổi bật hình tượng Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm mùa đông từ đó thấy được ý nghĩa giá trị của hình ảnh sợi dây trói và tư tưởng nhà văn gửi gắm. | |||
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM | |||
KIẾN THỨC | HỆ THỐNG Ý | PHÂN TÍCH CHI TIẾT | ĐIỂM |
CHUNG | Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm | - Tô Hoài – nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Là nhà văn giỏi về phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, về miêu tả thiên nhiên, các phong tục tập quán, tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có. - Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất - giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. - Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952. Tác phẩm thể hiện chân thực, xúc động về cuộc sống cơ cực, tủi nhục của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến cùng quá trình giác ngộ cách mạng, tự vùng lên giải phóng cuộc đời. | 0.5 |
TRỌNG TÂM | Phân tích | Đoạn 1: Vị trí – xuất hiện trong đêm tình mùa xuân: A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một tháng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. - Sợi dây trói xuất hiện trong đoạn này đã thể hiện được sức mạnh của cường quyền và thần quyền thống tri. - A Sử trói đứng Mị vào cột, sự tàn bạo đó, có lẽ đã giết chết bao cô gái cả thể xác lẫn tâm hồn. - Thế nhưng A Sử không thể trói được tâm hồn Mị Mị bị trói nhưng Mị vẫn vùng bước đi. Đoạn 2: Vị trí– xuất hiện trong đêm mùa đông: Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đếm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. - Mị sau đêm mùa xuân, sau những gì đã bùng cháy, nay trở lại với sự thờ ơ vô cảm, chăng đoái hoài những gì xảy ra xung quanh. - Dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương mình rồi đến thương người trong Mị. - Và từ sự đồng cảm đó, lòng Mị dấy lên sự căm phẫn: “Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. Mị nguyền rủa cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác”. - Mị nhận ra giá trị của con người, giá trị được sống nhưng lại bị bắt chết. Mị nghĩ đến thân phận mình, là đàn bà, bị cúng trình ma, Mị có chết cũng là tất yếu, là lẽ vốn phải vậy, nhưng A Phủ đầu bị kiếp như vậy, sao lại phải chết, sao bị ép đến chết, sao mạng người quý thế, lại chỉ đánh đổi ngang giá với một con bò. - Để đi đến hành động cắt dây trói cứu A Phủ, Mị đã phải trải cả một quá trình diễn biến tâm lý đầy phức tạp, với những dòng độc thoại, những chiếu suy nghĩ, nhận thức và đấu tranh đấy mãnh liệt. | 3.0 |
| So sánh – bàn luận | - Hình ảnh sợi dây trói xuất hiện trong hai đoạn nhưng lại mang hai ý nghĩa khác nhau, nếu đoạn 1 như sự hiện lên của uy quyền và sức mạnh thì đoạn 2, nó hiện lên như chướng ngại, với bao lòng căm phẫn và phải được cắt bỏ. Nếu đoạn 1, Mị hiện lên trong sự cam chịu vì quyền uy của sợi dây trói như chính sức mạnh thần quyền và cường quyền thì đoạn 2, Mị đã vùng lên giải phóng, mà việc đầu tiên là cắt đi sợi dây trói buộc cuộc đời mình. - Tô Hoài qua Vợ chồng A Phủ đã phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị miền núi, mà ở đây là thống lý Pá Tra và A Sử. Những tên chúa đất độc ác, tàn nhẫn, vô nhân tính. Chúng dùng sợi dây thần quyền và cường quyền để trói chặt và hành hạ con người. Tác phẩm cũng đã vẽ nên bức tranh của người dân miền núi Tây Bắc trước cách mạng, đó là sự tối tăm, ngột ngạt. Nhưng qua đó, tác giả cũng đã dựng nên quá trình đấu tranh của họ, vùng lên để giành tự do, giành quyền được sống, giành quyền làm người. | 1.0 |
Bài làm mẫu
“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được. Đặc biệt sức mạnh tiềm tàng của cô gái người Mèo bé nhỏ ấy được thể hiện rất rõ qua chi tiết có tính biểu tượng cao độ: sợi dây trói. Không phải là vô cớ khi chi tiết ấy xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm.
Tô Hoài – nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Là nhà văn giỏi về phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, về miêu tả thiên nhiên, các phong tục tập quán, tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất của giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952. Tác phẩm thể hiện chân thực, xúc động về cuộc sống cơ cực, tủi nhục của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến cùng quá trình giác ngộ cách mạng, tự vùng lên giải phóng cuộc đời.
Chi tiết sợi dây trói xuất hiện đầu tiên trong đêm tình mùa xuân, khi cô Mị đã thức tỉnh, khao khát muốn đi chơi, khao khát được tự do, đi theo tiếng sáo gọi bạn mùa xuân. Nhưng: A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một tháng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vỢ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Sợi dây trói xuất hiện trong đoạn này đã thể hiện được sức mạnh của cường quyền và thần quyền thống trị. Khi Mị ấp ủ ý định đi chơi, khao khát tự do và hạnh phúc thì A Sử về, dùng dây trói, là cưỡng bức lại ước muốn và khao khát của Mị, là chặn đứng hành động muốn đi chơi của Mị. A Sử trói đứng Mị vào cột, hành động trói đứng người vợ của mình, cuốn luôn cả tóc và cột, không cho cúi, nghiêng, làm cho Mị nước mắt rơi xuống cô không lau đi được, hình phạt đó chẳng khác nào sự tra tân thời trung cổ. Sự tàn bạo đó, có lẽ đã giết chết bao cô gái cả thể xác lẫn tâm hồn. Thế nhưng A Sử không thể trói được tâm hồn Mị, Mị bị trói nhưng Mị vẫn vùng bước đi. Cái vùng bước đi ấy, đó là cả một sức sống tiềm tàng trỗi dậy mãnh liệt, dù lúc này nó chưa đủ sức phá tan dây trói, nhưng cái vùng bước đi ấy là một sự phản kháng, chống lại.
Lần hai, chi tiết sợi dây trói xuất hiện trong đêm tình mùa xuân, khi Mị chứng kiến giọt nước mắt A Phủ lăn dài: Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế.
Cần phải nói thêm, Mị sau đêm mùa xuân, sau những gì đã bùng cháy, nay trở lại với sự thờ ơ vô cảm, chẳng đoái hoài những gì xảy ra xung quanh. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện kể cả lúc ra sưởi lửa, bị “A Sử đánh ngã xuống của bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước”. Mị vô cảm với chính bản thân mình, Mị không đau đớn, cũng không sợ hãi. Dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương mình rồi đến thương người trong Mị. Chính nhờ ngọn lửa đêm ấy, Mị lé mắt trông sang và nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Và từ sự đồng cảm đó, lòng Mị dấy lên sự căm phẫn: “Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. Mị nguyền rủa cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác”. Từ “chúng nó” ở đây, hiện lên trực tiếp những cái tên như Pá Tra, A Sử, đó là những cái tên mang tính đại diện, nhưng sâu hơn, chúng nó” chính là những kẻ thống trị, bọn chúa đất miền núi đã đày đọa những kẻ như Mỹ, A Phủ. Khi một kẻ đang trong tình trạng mất hết ý thức lại nhận ra nguyên nhân của cái khổ mà mình gánh chịu thì đúng là một cuộc lội ngược dòng của ý thức. Chắc chắn, ý thức này sẽ trỗi dậy, sẽ phản kháng mãnh liệt chứ không dừng lại ở đây. Mị nhận ra giá trị của con người, giá trị được sống nhưng lại bị bắt chết. Mị nghĩ đến thân phận mình, là đàn bà, bị cúng trình ma, Mị có chết cũng là tất yếu, là lẽ vốn phải vậy, nhưng A Phủ đầu bị kiếp như vậy, sao lại phải chết, sao bị ép đến chết, sao mạng người quý thế, lại chỉ đánh đổi ngang giá với một con bò.
Để đi đến hành động cắt dây trói cứu A Phủ, Mị đã phải trải cả một quá trình diễn biến tâm lý đầy phức tạp, với những dòng độc thoại, những chiều suy nghĩ, nhận thức và đấu tranh đầy mãnh liệt. Trong đó có cả nỗi sợ dấy lên, khi Mị tưởng tượng: A Phủ trốn đi được, Mị sẽ là người thay thế A Phủ, bị trói đúng vào cột, và rồi sẽ chết. Nhưng tình thương A Phủ, sự đồng cảm với kiếp người cùng khổ đầy khốn nạn, thêm cả lòng căm phẫn, và sự thúc bách về mặt thời gian, cô gái đó đã có một hành động hết sức táo bạo, liều lĩnh: cắt dây trói để cứu A Phủ.
Hình ảnh sợi dây trói xuất hiện trong hai đoạn nhưng lại mang hai ý nghĩa khác nhau, nếu đoạn 1 như sự hiện lên của uy quyền và sức mạnh thì đoạn 2, nó hiện lên như chướng ngại, với bao lòng căm phẫn và phải được cắt bỏ. Nếu đoạn 1, Mị hiện lên trong sự cam chịu vì quyền uy của sợi dây trói như chính sức mạnh thần quyền và cường quyền thì đoạn 2, Mị đã vùng lên giải phóng, mà việc đầu tiên là cắt đi sợi dây trói buộc cuộc đời mình.
Qua việc khắc họa cuộc sống và số phận của những người nông dân miền núi, nhà văn Tô Hoài đã mở ra bức tranh hiện thực tăm tối, ngột ngạt của người dân Tây Bắc dưới chế độ phong kiến đen tối, nơi giai cấp thống trị có thể tự do áp bức, tước đoạt đi tự do, hạnh phúc và cả quyền sống của những người dân nghèo vô tội. Quá trình vượt qua nghịch cảnh, giải phóng bản thân, đi theo cách mạng của Mị, mà tiêu biểu là cắt được sợi dây trói đời mình cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng, chính là hành trình đi từ đau thương đến với tự do, quá trình giác ngộ cách mạng của đồng bào dân tộc miền núi. Truyện ngắn không chỉ thể hiện tinh thần nhân đạo của Tô Hoài khi bênh vực, đồng cảm với số phận con người mà còn thể hiện niềm tin của tác giả vào cách mạng, khẳng định chỉ có đi theo cách mạng con người mới có thể thực sự tìm thấy tự do, phá bỏ xiềng xích áp bức để hướng đến cuộc sống hạnh phúc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo văn bản thì ta cần hiểu “phương châm sống” là gì? Phương châm sống có vai trò gì đối với cuộc sống mỗi người?
Câu 2:
Bài viết trên với tiêu chí: "Việc mình làm được thì đừng để người khác. Có người lại cho rằng: Việc ai người đó phải tự làm, đã có sự phân công xã hội, đừng làm hộ người khác sẽ khiến họ ỷ lại.” Bàn luận về hai ý kiến trên.
Câu 3:
Anh/Chị hiểu thế nào về triết lí giáo dục: “muốn tự lập, tự chủ và tự tin để từ đó trở nên tự do thì “việc gì làm được thì đừng để người khác”?
Câu 4:
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và làm theo các yêu cầu:
Việc mình làm được thì đừng để người khác
Chúng ta hãy coi đây là một phương châm sống không chỉ trong cuộc sống cá nhân mà cả trong việc hành xử đối với người khác và giáo dục cho những đứa trẻ.
Không phải vì bởi đã có những người dọn rác nên chúng ta có thể xả rác bừa bãi và vô tội vạ để mặc cho những công nhân đó phải cực nhọc dọn dẹp những thứ hổ lốn do chúng ta vung ném ra.
Người Nhật, đi đâu, mỗi cá nhân đều có một túi đựng rác nhỏ gọn và tiện lợi để đựng rác của chính mình nhằm tránh việc phải vứt chúng một cách tuỳ tiện vào đâu đó. Họ coi việc đó là bổn phận và trách nhiệm của chính mình trước với môi trường và những người xung quanh. Và do vậy mà đất nước họ trở nên sạch đến mức mà cá có thể sống được ở trong các cống rãnh chứa nước thải sinh hoạt và sản xuất.
Việc mình làm được thì đừng để người khác.
Hãy lấy đó làm phương châm để tự mình ý thức mọi hành động của mình và để giáo dục những đứa trẻ trở nên văn minh với cùng một nhận thức như thế. Điều đó không chỉ tốt cho bản thân mà còn hữu ích cho cả những người khác và cho cả môi trường sống. Chính chúng ta sẽ thổi tuỳ tiện trong việc xả thải, và tự thấy có trách nhiệm để cân nhắc trước khi thực hiện những hành động kiểu đó.
Ở nhiều quốc gia châu Âu, họ quy định mỗi gia đình phải phân loại rác ngay tại tư gia với từng loại, nhóm rõ ràng, nếu không sẽ bị xử phạt rất nặng. Ví dụ nhóm rác hữu cơ có thể phân huỷ và không thể phân huỷ, nhóm vô cơ không thể phân huỷ và có thể tái chế...vì vậy, việc ra nơi công cộng và xả thải bừa bãi chính là việc xâm hại vào trật tự quản lý hành chính về môi trường. Những người thu gom rác vừa vất vả, lại vừa khó thể nào xử lý được việc phân loại các loại rác được người dân thải ra khắp nơi như thế. .
Từ việc đó, có thể đưa đến một triết lý giáo dục dành cho những đứa trẻ, đó là muốn tự lập, tự chủ và tự tin để từ đó trở nên tự do thì việc gì làm được thì đừng để người khác”. Chúng ta sẽ có một thế hệ văn minh và độc lập, có thể tái thiết lại được đất nước đang rơi vào những suy đồi và tha hoá mọi mặt ngày hôm nay và giai đoạn lịch sử khốc hại này.
Chúng ta không thể thay đổi được lịch sử, nhưng chúng ta có thể tạo ra lịch sử và có thể quyết định được nó tồn tại theo cách nào. Và chúng ta, vào một lúc nào đó, c tiếc về lịch sử khi nhìn lại, nhưng chính vì thế đừng để điều hối tiếc đó xảy ra mới là điều tốt đẹp hơn cả.
(Trích bài trên trang Facebook Cái Khả Thể, ngày 2/1/2018)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!