Câu hỏi:
12/07/2024 2,848Nêu tên và tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Khi em không được học hành, trí tuệ của em chỉ là rừng hoang”?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu: “Khi em không được học hành, trí tuệ của em chỉ là rừng hoang” sử dụng biện pháp tu từ so sánh:
- So sánh “trí tuệ khi không được học hành” với “rừng hoang”.
- Tác dụng:
+ Khiến lời văn giàu hình ảnh, sinh động, cụ thể.
+ Nhằm thể hiện vai trò của học hành, khi không được học hành, trí tuệ con người phát triển tự nhiên như bản năng vốn có, không được chăm chút, sẽ như hình ảnh của rừng hoang: mạnh mẽ nhưng um tùm, lộn xộn, không có mục đích.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong cảnh VII, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, cuộc đối thoại xác và hồn là cuộc đối thoại vô cùng gay gắt, mạnh mẽ. Phân tích cuộc đối thoại để thấy được bi kịch tha hoá của Trương Ba và triết lý nhân sinh Lưu Quang Vũ gửi gắm.
Câu 2:
Tác giả giải thích từ “sư phụ” như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 3:
Anh/Chị hãy tự trả lời câu hỏi: “Ai dẫn em đến chân trời tri thức?”.
Câu 4:
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
AI DẪN EM ĐẾN CHÂN TRỜI TRI THỨC
Ta là ai? Nhiều ngàn năm qua con người khắc khoải đi tìm gia phả của mình để vẽ ra những lược đồ, phả hệ. Trái Đất là gì? Vũ trụ bao la này là gì? Cũng nhiều ngàn năm con người miệt mài khám phá, lớp sau nối lớp trước để có đáp số ngày càng gần chân lý.
Để rồi có khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Có toán, có lý, có văn, có địa, có sử, có hóa, có sinh... Có cả bầu trời tri thức mở ra trước mắt em. Cả những công thức, cả những phương pháp để em tiếp tục kiếm tìm và khám phá.
Ai đã dẫn em đến chân trời tri thức ấy? - Là những người thầy, người cô đã đi cùng em từ ngày em được khai tâm - vỡ lòng. Mẹ cha. Gia đình, xã hội - trong đó có thầy cô - đã có công dưỡng dục để em không chỉ lớn người mà còn là người lớn.
Khi một em bé lạc trong rừng rậm Sumatra và được chó sói nuôi dạy thì em bé mãi mãi chỉ là một em - bé - nhiều - tuổi, chỉ là con mà chưa phải là người, bởi em không có tinh - thần - người, tình cảm - người, buồn - vui - người, năng lực - người, văn minh – người.
Khi em không được học hành, trí tuệ của em chỉ là rừng hoang. Mặt trời mọc thế nào, máu tuần hoàn ra sao... Nước sao không chảy từ thấp lên cao. Sao không thế này mà lại là thế kia... Thầy cô là người gieo hạt, là người làm vườn để trí tuệ em đâm chồi nảy lộc, để thành hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng... Để em đủ vốn sống và tự mình đi tiếp trong đời. Tất nhiên em còn được học từ sách vở, từ máy tính, từ trường đời, nhưng trên tất cả, ơn nghĩa của thầy cô thật lớn lao.
Cha ông mình gọi người thầy là sư phụ. Sư là thầy, phụ là cha. Vì lòng biết ơn và kính trọng, người học trò đặt vị trí của người thầy ngang hàng với người cha.
Và như vậy, em hãy tiếp tục nói lời biết ơn thầy cô trong ngày 20/11, nhất là khi em đang bước vào thế kỷ mới - kỷ nguyên của tri thức, của một xã hội Việt Nam học tập.
(Dẫn theo Facebook Đoàn Công Lê Huy, ngày 20/11/2018)
Mục đích của văn bản là gì?
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu quan điểm của anh/chị về: Tôn sư trọng đạo trong thời đại ngày nay.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!