Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu chung:
- Nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;
+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;
+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;
+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
Hệ thống ý | Dẫn dắt | - Nêu từ khóa: chữ Lễ |
Giải thích | - Lễ được hiểu theo nghĩa hẹp giống như cách hiếu của Khổng Tử là “lễ giúp người ta nắm được quy tắc cư xử” (Luận ngữ). - Ngày nay, khái niệm lễ được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ có phép tắc lễ nghi mà còn bao hàm cả đạo đức làm người. | |
Phân tích | - Chữ Lễ trong xã hội hiện đại như thế nào? + Tiên học lễ, hậu học văn. “Tiên học lễ” đã đề cao đạo đức là điều cần học trước, cần phải trau dồi, dạy dỗ, tu rèn trước khi học chữ, học thành tài. + Thực tế ngày nay, ta đang nhìn thấy chữ lễ bị xem nhẹ, nếu không muốn nói là đã không còn được đề cao, còn tôn nghiêm như xưa. (dẫn chứng). - Vì sao cần có “lễ”? + Vì “lễ” thể hiện sự tôn trọng bản thân và mọi người trong xã hội. + Vì “lễ” là những quy tắc ứng xử phù hợp, khiến xã hội có lề lối, không loạn lạc. | |
Phản biện | - Xã hội hiện đại không thể mãi lệ thuộc vào những quy tắc rườm rà. + Có những quy tắc ứng xử là văn hóa, không thể chối bỏ. + Tuy vậy, cũng nên giản lược những lễ nghi rườm rà. | |
Liên hệ | - Bài học/Liên hệ + Từ khóa. Rèn đức luyện tài luôn là hai phương diện quan trọng, không cái nào hơn, mỗi học sinh cần tự học, tự làm chủ. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:
TÂM SỰ CỦA THẦY
Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Đó là lý lẽ của đạo đức tưởng chừng như hiển nhiên. Vậy mà một lần, có trò đã thực sự bối rối hỏi tôi: Thưa thầy, dạy người một chữ cũng là thầy thì đúng rồi, nhưng nửa chữ thì sao lại là thầy được ạ? Vì nửa chữ thì có nghĩa hoàn toàn ạ! Chợt giật mình vì những điều tưởng chừng là “hiển nhiên” hoá ra lại không hẳn là hiển nhiên. Hoá ra câu nói ấy trong nghĩa đen chỉ đúng với văn tự cổ, chữ tượng hình, ghi ý. Hai (hoặc nhiều) bộ phận ghép lại thành chữ, thành từ. Xé đôi chữ ra vẫn còn chữ, còn nghĩa. Như chữ minh (sáng) nếu cắt thành hai nửa chữ thì sẽ có chữ nhật (Mặt Trời) và nguyệt (Mặt Trăng).
Nhiều trường hợp tương tự như vậy. Một chữ bẻ đôi không biết, thành ngữ này chỉ hiện tượng mù chữ. Cũng một lần có em học sinh ngơ ngác rất hồn nhiên: Thưa thầy kể cả người thông minh, học cao, thì một chữ bẻ đôi cũng không biết thì đâu có gì lạ. Để nguyên chữ thì mới biết chứ. Hoá ra thế. Chữ nhất (một) trong cổ tự bẻ đôi thành chữ nhị (hai). Còn chữ nhất trong quốc ngữ bẻ đôi sẽ thành chữ gì đây?
Có lần một học sinh bé bảo tôi, thưa thầy cá không ăn muối cả ươn, chưa chắc thế đâu thầy ạ! Cá không ăn muối nhưng cho vào tủ lạnh thì đâu có ươn ạ!
Một lần tôi giảng câu lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Kiềng ba chân là kiềng vững nhất. Một bé học sinh thẳc mắc, thưa thầy em chưa thấy kiềng ba chân ạ. Một học sinh khác, lớn hơn, “thông tin” thêm, thưa thầy kiềng ba chân chỉ vững trên một mặt phẳng tương đối hoặc trên nền bếp đất có lồi lõm. Còn trên một mặt phẳng gần như tuyệt đối của mặt đá thì kiềng bốn chân vững hơn thầy ạ. Bếp củi mới dùng kiềng ba chân, còn bếp ga dùng kiềng bốn chân.
Sách là ấn phẩm dùng để học, đọc, tham khảo. Vở dùng đế ghi chép. Ngày nay, các em học sinh cấp 1 làm bài tập ngay trên trang sách, chép luôn vào sách. Do vậy, khái niệm sách, vở cũng cần phải được hiểu mới.
Thế đấy, thời gian đi qua và cuộc sống nhiều đổi thay. Sự bảo thủ của từ ngữ đôi khi chỉ là lưu lại ký ức và không còn chính xác với nghĩa đương đại nữa. Học hỏi là vô cùng. Tiếp cận cái mới là một kỹ năng sống tích cực. Nhất là từ thập niên cuối của thế kỷ XX, công nghệ thông tin mà thành quả cụ thể là chiếc máy tính cá nhân nối mạng đã làm nên những đổi thay vô cùng to lớn trong tiến trình lịch sử nhân loại.
Buốỉ sáng thầy mua nắm xôi phải gói trong tấm lá dong, thầy biết là mùa đã sang cuối thu, sen đã thực sự tàn úa. Thầy không thể gói kiến thức của mình trong tấm lá sen héo khô của mùa hạ đã qua. Cho nên thầy đã cố, và thầy đã theo kịp. Nhưng, có nhiều lúc vẫn bối rối trước các em.
Nhân danh sự bao dung của chữ “lễ” truyền thong, nhân danh sự phát triển biện chứng, các em hãy cùng thầy xây đắp kiến thức trên tỉnh thần xây đẳp chung một mái trường các em nhé! Đó cũng là một tặng phẩm quý giá của các em gửi đến thầy nhân ngày 20-11. Cảm ơn các em!
(Thư của một Thầy giáo nhân dịp năm học mới, dẫn theo http://www.dvs.daivietedu.org)
Theo lí giải của tác giả trong bài viết, vì sao văn tự cổ “xé đôi chữ vẫn còn chữ, còn nghĩa”?
Câu 4:
Anh/Chị bàn luận về quan niệm: “Nhân danh sự bao dung của chữ “lễ” truyền thống, nhân danh sự phát trien biện chứng, các em hãy cùng thầy xây đắp kiến thức trên tinh thần xây đắp chung một mái trường” trong một đoạn văn ngắn (5-7 dòng).
Câu 5:
Trong tuỳ bút Ngườỉ lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã hai lần miêu tả hình ảnh người lái đò. Đó là
“Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục lách của lũ đá nơi ải nước hiếm trở này”.
Và:
Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh [...] Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ảỉ nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi.
Phân tích hình ảnh ông lái đò trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, hãy làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật này và làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!