Câu hỏi:
12/08/2021 274Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân thấp, alen B quy định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định tính trạng hoa trắng. Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 42,84% thân cao, hoa đỏ: 41,16% thân cao, hoa trắng: 8,16% thân thấp, hoa đỏ: 7,84% thân thấp, hoa trắng. Biết quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa, các gen quy định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?
I. Các cây thân cao, hoa đỏ có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 20,16%.
II. Các cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 11,08%.
III. Cho các cây thân cao, hoa đỏ trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì đời con thu được kiểu hình gồm 10800 cây thân cao, hoa đỏ: 2205 cây thân cao, hoa trắng: 960 cây thân thấp, hoa đỏ: 196 cây thân thấp, hoa trắng.
IV. Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn ngẫu nhiên với các cây thân thấp, hoa đỏ thu được các cây có kiểu gen dị hợp ở đời con chiếm tỉ lệ 25/49.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án A
Giải thích:
* Gọi tần số alen A, a, B, b lần lượt là p, q, p’, q’ (p + q = 1, p’ + q’ = 1)
Do 2 tính trạng đang xét phân li độc lập và quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên khi xét riêng cấu trúc gen của từng loại tính trạng thì mỗi cấu trúc này cũng ở trạng thái cân bằng di truyền.
- Xét tính trạng chiều cao
Quần thể cân bằng
Cấu trúc P: p2 AA: 2pq Aa: q2 aa.
q2 = tỉ lệ thấp = 8,16% + 7,84% = 16% = 0,16.
q = 0,4 p = 0,6.
P: 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.
- Xét tính trạng màu sắc
Quần thể cân bằng
Cấu trúc P: p’2 BB: 2p’q’ Bb: q’2 bb
q2 = tỉ lệ trắng = 41,16% + 7,84% = 49% = 0,49.
q’= 0,7 = p’ = 0,3.
P: 0,09 BB: 0,42 Bb: 0,49 bb.
Vậy P: (0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa) x (0,09 BB: 0,42 Bb: 0,49 bb).
* Kiểm chứng các phát biểu
I. Các cây thân cao, hoa đỏ có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 20,16%.
Ta có: % cao, đỏ có kiểu gen dị hợp = %A-B- - %AABB = %A-B- - %AA X %BB
= 42,84% (giả thiết) - 36% X 9% = 39,6% => I Sai.
II. Các cây có kiểu gen đồng hợp chiếm ti lệ 11,08%.
Ta có: % kiểu gen đồng hợp
= (%AA + %aA) x (%BB + %bb) = (100% - %Aa) x (100% - %Bb) = 52% x 58% = 30,16%
=> II. Sai.
III. Cho các cây thân cao, hoa đỏ trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì đời con thu được kiểu hình gồm 10800 cây thân cao, hoa đỏ: 2205 cây thân cao, hoa trắng: 960 cây thân thấp, hoa đỏ: 196 cây thân thấp, hoa trắng.
Nhận xét: Cao, đỏ giao phấn ngẫu nhiên = (cao x cao)(đỏ x đỏ).
- Tính trạng chiều cao:
Trong tổng số cây thân cao thì
AA chiếm p2/(p2+2pq) = p2/(1-q2) = 0,36/0,84 = 3/7,
Aa chiếm 1- 3/7 = 4/7.
A- XA-: (3/7 AA: 4/7 Aa) x (3/7 AA: 4/7 Aa)
Đời con aa = 4/7.1/2.4/7.1/2=4/49, A- = 1- 4/49 = 45/49.
- Tính trạng màu sắc:
Tương tự, trong tổng số cây hoa đỏ thì BB chiếm 3/17, Bb chiếm 14/17.
Đời con: bb = 14/17.1/2.14/17.1/2 = 49/289, B- = 1 – 49/289 = 240/289.
Vậy: Cao, đỏ giao phấn ngẫu nhiên => Đời con: (45/49 A- : 4/49 aa) x (240/289 B- : 49/289 bb) tỉ lệ kiểu hình đời con đã cho.
=> III đúng.
IV. Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn ngẫu nhiên với các cây thân thấp, hoa đỏ thu
được các cây có kiêu gen dị hợp ở đời con chiếm tỉ lệ 25/49.
Nhận xét: Cao, trắng x Thấp, đỏ = (cao x thấp) x (trắng x đỏ).
Ta có:
+ A- aa (3/7 AA : 4/7 Aa) aa => đời con: 2/7 aa.
+ bb B-: bb(3/17 BB : 14/17 Bb) => đời con: 7/17 bb.
IV Sai.
Vậy chọn I, II, IV.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
Câu 4:
Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys; 5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Câu 5:
Ở thực vật, trong 4 miền ánh sáng sau đây, cường độ quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng nào?
Câu 7:
Mỗi gen mã hóa protein điển hình có 3 vùng trình tự nucleotit. Vùng trình tự nucleotit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng:
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Tổng hợp đề thi thử trắc nghiệm môn Sinh Học có lời giải (Đề số 1)
về câu hỏi!