Câu hỏi:
11/07/2024 2,993II. Làm văn (7,0 điểm) Vận dụng cao
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về sức mạnh của tính kỷ luật trong cuộc sống con người được gợi ở phần Đọc hiểu.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp: Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của tính kỷ luật. Phân tích, lí giải, tổng hợp.
Cách giải:
Tính kỷ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc.
- Sức mạnh của tính kỷ luật:
+ Kỉ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu.
+ Tính kỉ luật giúp con người không bao giờ rời bỏ mục tiêu dù có khó khăn, trở ngại.
+ Tính kỉ luật có sức mạnh lan truyền nghị lực cho người khác, khơi bùng được tình yêu và niềm hăng say lao động trong tập thể và cộng đồng.
+ Người có tính kỉ luật lúc nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, dễ gặt hái được nhiều thành công.
Dẫn chứng: Nhà phát minh vĩ đại của nhân loại Thomas Edison…
- Hiểu được sức mạnh của tính kỷ luật, rèn luyện ý chí, quyết tâm chinh phục những điều lớn lao. Phê phán những người sống thiếu kỷ luât, vô tổ chức, sống thiếu nghị lực và quyết tâm.
3. Kết luận: Khái quát lại vấn đề.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vận dụng
Anh, chị có đồng tình với quan điểm của một người trẻ ở phần đầu văn bản không? Vì sao?
Câu 2:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
(Trích “Sóng”, Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét quan niệm mới mẻ và hiện đại về tình yêu của tác giả Xuân Quỳnh.
Câu 3:
Thông hiểu
Trong văn bản, rất nhiều thứ mà kỷ luật mang đến cho bạn là những thứ gì?
Câu 4:
Thông hiểu
Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa.
Câu 5:
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới
Một người trẻ nói: “Tôi vốn quen sống ngẫu hứng, tôi muốn được tự do. Kỷ luật không cho cuộc sống của tôi điều gì”. Bạn có biết khi quan tâm quá nhiều đến điều có thể nhận được sẽ khiến bản thân mê đắm trong những điều phù phiếm trước mắt. Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa. Người lính trong quân đội được học từ những điều cơ bản nhất của kỷ luật như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn cơm đúng bữa, gấp quân trang đúng cách,… cho đến những kỷ luật cao hơn như tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, đoàn kết trong tập thể,…Tất cả những điều đó để hướng tới một mục đích cao hơn là thao trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu, là tất cả phục vụ vì nhân dân vì đất nước. Đó là lý tưởng của họ. Thành công đến cùng tính kỷ luật tạo dựng sự bền vững lâu dài. Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc. Nó giúp bạn giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Không những vậy, kỷ luật còn là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn. Người thầy luôn đặt ra những thử thách rèn bản thân sống có nguyên tắc hơn nhắc nhở bản thân từ mục đích ban đầu khi ra bước đi là gì. Kỷ luật không lấy đi của bạn thứ gì nó đem đến cho bạn nhiều hơn những điều bạn tưởng.
(Nguồn https://www.ctgroupvietnam.com/Tin-Tuc/cau-chuyen-cuoi-tuan-suc-manh-cua-tinh- ky-luat)
Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
về câu hỏi!