Câu hỏi:
12/07/2024 5,619Anh/chị hiểu thế nào về cụm từ “khoảng thời gian vàng” trong câu “Đây lại là khoảng thời gian vàng với một người có khả năng tự học phi thường như Newton”?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp: Đọc kỹ, phân tích, bình luận.
Cách giải:
“Khoảng thời gian vàng” nghĩa là khoảng thời gian quý giá. Đặt cụm từ này trong câu: ““Đây lại là khoảng thời gian vàng với một người có khả năng tự học phi thường như Newton” ta có thể hiểu: Đối với những người khác đây là khoảng thời gian nhàn dỗi vì dịch bệnh đã khiến mọi hoạt động ngừng lại, nhưng đối với Newton đây lại là khoảng thời gian quý giá để ông tận dụng cho việc học tập, nghiên cứu, nâng cao bản thân mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “TRONG NGUY CÓ CƠ” không? Vì sao?
Câu 2:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
NEWTON ĐÃ LÀM GÌ KHI NGHỈ HỌC VÌ ĐẠI DỊCH?
Trong một đại dịch, Isaac Newton cũng phải làm việc ở nhà, nhưng ông đã sử dụng thời gian một cách khôn ngoan.
TRONG NGUY CÓ CƠ
Năm 1665, một đợt dịch hạch vô cùng nguy hiểm đã bùng nổ tại London, nước Anh, cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Với điều kiện khoa học bấy giờ, người ta không thể biết nguyên nhân của đại dịch này là gì. Phải 200 năm sau, chủng vi khuẩn hạch mới được xác định và mất thêm 200 năm nữa, con người mới tìm ra được vắc-xin chống lại căn bệnh này.
Thế nhưng, đối mặt với kẻ thù vô hình, người dân Anh đã tự biết thực hành một số quy tắc phòng dịch cơ bản. Người dân hạn chế ra đường để tránh lây bệnh, không tụ tập đông người, đồng thời tăng cường vệ sinh cá nhân.
THỜI GIAN VÀNG
Trường học của Newton cũng cho sinh viên nghỉ học. Các giáo sư và giảng viên cũng không lên lớp. Kinh tế và đời sống toàn London gần như đình trệ. Newton phải cách ly tại nhà để phòng lây nhiễm. Nhưng, cách ông tận dụng khoảng thời gian này đã khiến người khác không khỏi nể phục. Đây lại là khoảng thời gian vàng với một người có khả năng tự học phi thường như Newton. Chính trong khoảng thời gian này, Newton đã có nhiều nghiên cứu về Quang học, Cơ học và có những thành tựu nổi tiếng. Năm đó, Newton mới chỉ 20 tuổi và đang là sinh viên tại Trinity College, Cambridge.
Năm 1697, Newton trở lại Cambridge với vốn kiến thức phong phú trong tay. Chỉ trong vòng 6 tháng, ông đã vượt xa bạn bè đồng trang lứa và chỉ mất hai năm sau để trở thành giáo sư. Tất cả các thành tựu này ông đạt được là nhờ vào khoảng thời gian tự học khi giam mình trong phòng vì dịch bệnh.
(Nguồn: https://www.facebook.com/nguyenduchiep/posts/10156684048835448)
Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4:
II. LÀM VĂN
Dựa vào những nội dung trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về sự cần thiết của việc tự học.
Câu 5:
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lái đò sông Đà qua đoạn văn bản sau:
Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên song. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng với đánh khuỷu quật vu hồi lại Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hớp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đổ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc loà sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh cửa, sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, băm chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền.
(Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục 2008, Tr 188 – 189)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
về câu hỏi!