Câu hỏi:
12/08/2021 2,038Trong thời kì 1954 - 1975, đâu là một trong các nguyên nhân trực tiếp Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã viết: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta là một “chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. (Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, tr.471)
Mỹ chuyển trọng tâm sang chiến lược toàn cầu sang Việt Nam vì nơi đây đã bước đầu thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ đối với các nước Xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ năm 1950. Mĩ đã có ý đồ thay chân Pháp bằng cách viện trợ về kinh tế và quân sự cho Pháp. Từ năm 1954, Mĩ đã thiết lập nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và thực hiện xuyên suốt các chiến lược chiến tranh trong khi Việt Nam lại luôn nhận được sự viện trợ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc. Chiến tranh Việt Nam từ đây cũng biến thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa Liên Xô và Mĩ.
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm chống xâm lược giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước với tinh thần không có gì quý hơn độc lập tự do. Cả dân tộc Việt Nam nêu cao quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ. Hồ Chí Minh nói: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm và có thể lâu hơn nữa song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do…”. Trong khi Mĩ quyết tâm xâm lược Việt Nam thì nhân dân Việt Nam quyết tâm chống xâm lược. Vì thế Việt Nam trở thành tiêu điểm của cuộc đụng đầu lịch sử có tầm quan trọng quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc.
Trên thế giới lúc đó còn có nhiều quốc gia khác bị chia cắt như Đức, Triều Tiên, Trung Quốc,.. nhưng không nơi nào có chủ trương dùng đấu tranh cách mạng để thống nhất đất nước. Riêng ở Việt Nam vẫn chủ trương dùng bạo lực cách mạng để thống nhất đất nước, vì vậy cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một biểu tượng về tấm gương đấu tranh thống nhất đất nước và là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và tính thời đại sâu sắc.
Thắng lợi của nhân dân ta và thât bại của đế quốc Mĩ có tác động to lớn đến nội bộ nước Mĩ và cục diện thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi và Mĩ Latinh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2:
Quyết định nào của hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5 - 1941) được coi là một điển hình sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về khởi nghĩa vũ trang vào Việt Nam?
Câu 3:
Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
Câu 4:
Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á?
Câu 5:
Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đánh lâu dài chủ yếu vì
Câu 6:
Lý do chủ yếu dẫn đến sự khác nhau về thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là vì mỗi giai cấp có
Câu 7:
Sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 6: Cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 5: Asean những chặng đường lịch sử
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 7: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 4: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh
Đề 1
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 1: Chủ nghĩa xã hội từ 1917 đến nay
(2024) Đề thi thử Lịch sử THPT Ninh Giang, Hải Dương (Lần 1) có đáp án
về câu hỏi!