Câu hỏi:

15/08/2021 931

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen mang thông tin quy định 5 axit amin có trình tự như sau: 

Đoạn mạch gốc                   3’AXG GXA AXA TAA GGG5’

Số thứ tự nuclêôtit trên mạch gốc           4    6               12  13

Biết rằng các côđon mã hóa: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định axit amin Xistein; 5’XGU3’, 5’XGX3’, 5’XGA3’,5’XGG3’ quy định axit amin Acginin; 5’GGU3’, 5’GGX3’, 5’GGA3’, 5’GGG3’ quy định axit amin Glyxin; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định axit amin Izoloxin; 5’XXU3’, 5’XXX3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định axit amin Prolin; 5’UXX3’ quy định axit amin Xerin. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 

(1). Nếu gen bị đột biến thay thế cặp A –T ở vị trí nuclêôtit thứ 12 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G – X thì sẽ không ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến. 

(2). Nếu gen bị đột biến thay thế cặp A – T ở vị trí nuclêôtit thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng bất kỳ cặp nuclêôtit nào cũng không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit. 

(3). Nếu gen bị đột biến thay thế cặp G – X ở vị trí nuclêôtit thứ 4 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A – T thì sẽ làm xuất hiện sớm bộ ba kết thúc. 

(4). Nếu gen bị đột biến thay thế cặp G – X ở vị trí nuclêôtit thứ 13 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A – T thì sẽ làm cho chuỗi pôlipeptit bị thay đổi 1 axit amin

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Phương pháp: 

Áp dụng: Nguyên tắc bổ sung trong phiên mã: T-A;G-X;A-U, X-G 

Bước 1: Thay thế nucleotit đột biến theo đề bài 

Bước 2: Xác định axit amin có bị thay đổi hay không. 

Cách giải: 

Mạch mã gốc: 3’…AXG GXA AXG TAA GGG…5’ 

mARN : 5’…UGX XGU UGX AUU XXX …3’ 

Polipeptit: Cys – Arg – Cys – Ile - Pro 

(1) đúng, nếu đột biến xảy ra: 5’AUU3’ →5’AUX3’ → Hai codon này cùng mã hóa Ile → đột biến trung tính → Không ảnh hưởng tới sức sống của thể đột biến. 

(2) đúng, nếu đột biến xảy ra: 5’XGU3’ →5’XGG/X/A3’ → đều mã hóa Arg → đột biến trung tính → Sức sống của thể đột biến là không đổi 

(3) sai, nếu đột biến xảy ra: 5’XGU3’ → 5’UXU3’; không phải codon kết thúc. 

(4) đúng. thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T 

Sau đột biến: 

Mạch mã gốc: 3’…AXG GXA AXG TAA AGG…5’ 

mARN : 5’…UGX UGU UGX AUU UXX …3’ 

UXX mã hoá cho Ser 

Chọn A

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nuclêôtit loại Uraxin là đơn phân cấu tạo nên loại phân tử nào sau đây?

Xem đáp án » 15/08/2021 19,054

Câu 2:

Ở ruồi giấm, xét 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là A và a; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lý thuyết, ruồi đực mắt đỏ có kiểu gen

Xem đáp án » 15/08/2021 18,020

Câu 3:

Kiểu gen nào sau đây đồng hợp 2 cặp gen?

Xem đáp án » 15/08/2021 14,056

Câu 4:

Ở ruồi giấm, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn; alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Hai cặp gen này phân li độc lập. Phép lai P: Ruồi cánh dài, mắt đỏ × Ruồi cánh dài, mắt trắng, thu được F1 gồm 100% ruồi cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 × F1, thu được F2 có ruồi cánh ngắn, mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho ruồi cánh dài, mắt đỏ F2 giao phối với nhau thu được F3. Theo lý thuyết, số ruồi cánh dài, mắt đỏ ở F3 chiếm tỉ lệ

Xem đáp án » 15/08/2021 9,679

Câu 5:

Ở vườn quốc gia Cát Bà, trung bình có khoảng 15 cá thể chim chào mào/ 1 ha đất rừng. Đây là ví dụ minh hoạ cho đặc trưng nào của quần thể?

Xem đáp án » 15/08/2021 9,400

Câu 6:

Coren phát hiện ra hiện tượng di truyền tế bào chất khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?

Xem đáp án » 15/08/2021 7,965

Câu 7:

Cho quần thể có cấu trúc di truyền là 0,4AA: 0,5Aa : 0,1aa. Tần số alen a của quần thể này là

Xem đáp án » 15/08/2021 2,205

Bình luận


Bình luận