Câu hỏi:
16/08/2021 2,210Cho các nhận định sau:
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án B
* Phân tích tính đúng - sai của các nhận định:
* Nhận định thứ nhất: “Phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX sẽ không thế bùng nổ nếu như không có chiếu cần vương”. Đây là nhận định không chính xác, vì:
- Năm 1884, với Hiệp ước Patơnốt, đất nước Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp. Dưới chế độ thuộc địa, nhân dân Việt Nam bị áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, kìm hãm về văn hóa. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược và tay sai trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó, độc lập và tự do là khát vọng cháy bỏng của mọi người Việt Nam yêu nước. Các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi. => Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX xuất phát từ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam nếu không có chiếu cần vương, các phong trào đấu tranh chống Pháp vẫn sẽ bùng nổ.
* Nhận định thứ hai: “Tính chất nổi bật của phong trào cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp đứng trên lập trường phong kiến ”. Đây là nhận định chính xác, vì: phong trào cần vương chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến (tư tưởng trung quân - ái quốc) có khuynh hướng phát triển: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế,...
* Nhận định thứ ba: “Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào cần vương cũng nhanh chóng tan rã”. Đây là nhận định không chính xác, vì: trong những năm 1888 - 1896, tuy không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển. Quy mô của phong trào có sự thu hẹp về diện rộng, nhưng phát triển về chiều sâu hình thành những trung tâm kháng Pháp lớn ở Bắc Kì và Trung Kì với những cuộc khởi nghĩa lớn có tính tổ chức và chiến đấu cao, ví dụ: khởi nghĩa Hùng Lĩnh, khởi nghĩa Hương Khê,...
* Nhận định thứ tư: “Sự thất bại của phong trào cần vương đã chứng tỏ sự bất lực của con đường cứu nước phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đây là nhận định đúng, vì: khuynh hướng phát triển của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần vương là: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế,... => không đáp ứng được nhiệm vụ khách quan của lịch sử dân tộc là: giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
♦ Kết luận: có 2 nhận định đúng trong số 4 nhận định được đưa ra
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đường lối mới trong công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978)?
Câu 2:
Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975), nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi bằng việc
Câu 3:
Điểm chung của Hội nghị tháng 11/1939 và Hội nghị tháng 5/1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện ở nội dung nào?
Câu 4:
Điểm giống nhau giữa cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám (1945) là gì?
Câu 5:
Điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là
Câu 6:
Điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cuộc nội chiến (1946 - 1949) ở Trung Quốc là đều
Câu 7:
Nội dung nào sau đây không thuộc Chính sách kinh tế mới (1921) của nước Nga?
về câu hỏi!