Câu hỏi:
18/08/2021 179X, Y là hai axit cacboxylic mạch hở (MX < MY), Z là ancol no, T là este 2 chức được tạo bởi X, Y, Z. Đun 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F chứa hai muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na dư, thấy bình tăng 19,24 gam và thu được 5,824 lít H2 (đktc) thoát ra ngoài bình. Đốt hoàn toàn hỗn hợp F cần 15,68 lít O2 (đktc), thu được khí CO2, Na2CO3 và 7,2 gam H2O. Phần trăm về số mol của T trong E gần nhất với:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
Phương pháp giải:
T là este hai chức, mạch hở, tạo ra từ 2 axit và 1 ancol nên X, Y đơn chức và Z là ancol 2 chức.
- Đặt Z là CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
Khi ancol 2 chức tác dụng với NaOH: nancol = nH2.
Mà mbình tăng = mancol - mH2 ⟹ mancol
Tính Mancol ⟹ Công thức của ancol.
- Muối có dạng RCOONa.
BTNT H: nH(muối) = 2nH2O → Số H trung bình = 2 → 1 muối là HCOONa
Mà 2 muối có số mol bằng nhau → HCOONa và CnH3COONa
2HCOONa + O2 → Na2CO3 + CO2 + H2O
2CnH3COONa + (2n + 2)O2 → Na2CO3 + (2n + 1)CO2 + 3H2O
Từ số mol O2 ⟹ giá trị của n ⟹ công thức của X, Y, T.
- Quy đổi E thành E': (với nH2O = -2neste)
Từ khối lượng E → nH2O(E')
Tính số mol các chất trong hỗn hợp E ban đầu:
+) nT(E) = -nH2O(E')/2
+) nX,Y(E) = naxit(E') - 2nT
+) nZ(E) = nancol(E') - nT
Giải chi tiết:
T là este hai chức, mạch hở, tạo ra từ 2 axit và 1 ancol nên X, Y đơn chức và Z là ancol 2 chức.
- Đặt Z là CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
Khi ancol 2 chức tác dụng với NaOH: nancol = nH2 = 0,26 mol
Mà mancol = mbình tăng + mH2 = 19,24 + 2.0,26 = 19,76 gam
→ Mancol = 14n + 34 = 19,76/0,26 = 76 → n = 3 → Z là C3H6(OH)2
- Muối có dạng RCOONa (0,4 mol)
nH(muối) = 2nH2O = 0,8 → Số H trung bình = 0,8/0,4 = 2 → 1 muối là HCOONa
Mà 2 muối có số mol bằng nhau → HCOONa (0,2 mol) và CnH3COONa (0,2 mol)
2HCOONa + O2 → Na2CO3 + CO2 + H2O
0,2 → 0,1
2CnH3COONa + (2n + 2)O2 → Na2CO3 + (2n + 1)CO2 + 3H2O
0,2 → 0,2(n + 1)
→ nO2 = 0,2(n + 1) + 0,1 = 0,7 → n = 2
Vậy X, Y là HCOOH và CH2=CH-COOH → T là HCOO-C3H6-OOC-CH=CH2.
- Quy đổi E thành:
Ta có: mE = 38,86 → 0,2.46 + 0,2.72 + 0,26.76 - 18a = 38,86 → a = 0,25
Tính số mol các chất trong hỗn hợp E ban đầu:
+) nT(E) = -nH2O(E')/2 = 0,25/2 = 0,125
+) nX,Y(E) = naxit(E') - 2nT = (0,2 + 0,2 - 2.0,125) = 0,15 mol
+) nZ(E) = nancol(E') - nT = 0,26 - 0,125 = 0,135 mol
→ %nT(E) = = 30,49% gần nhất với 30,5%.
Đã bán 166
Đã bán 184
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi đốt cháy 8,64 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 0,3 mol O2, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là:
Câu 3:
Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là:
Câu 4:
Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam Fe trong dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
Câu 5:
Dung dịch X gồm KHCO3 1M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 1M và HCl 1M. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 200 ml dung dịch X, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và V lần lượt là:
Câu 7:
Cho m gam glucozơ phản ứng vói lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là:
100 bài tập Kim loại nhóm IA, IIA có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Hóa (Đề số 1)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học Liên trường Quỳnh Lưu, Hoàng Mai 2, Đô Lương 3, Thái Hòa, Cờ Đỏ, Tân Kỳ- Nghệ An (Lần 1) có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 20. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 16. Hợp kim và sự ăn mòn kim loại có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học KSCL - THPT Khoái Châu- Hưng Yên- Lần 2 có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 21. Sơ lược về phức chất có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng (lần 1) có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận