Câu hỏi:
21/08/2021 1,486Cho m gam chất béo X chứa các triglixerit và axit béo tự do tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được 69,78 gam hỗn hợp muối của các axit béo no. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 6,06 mol O2. Giá trị của m là:
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ X bất kì có k liên kết π trong phân tử
⟹ nX = (k – 1).(nCO2 – nH2O)
Chất béo X chứa các triglixerit của axit béo no (chứa 3 liên kết π và 6 nguyên tử O trong phân tử) và axit béo tự do (chứa 1 liên kết π và 2 nguyên tử O trong phân tử).
Gọi số mol triglixerit, axit béo trong X và số mol CO2 khi đốt cháy X lần lượt là x, y và z (mol)
Lập phương trình dựa vào số mol NaOH, bảo toàn khối lượng (phản ứng với NaOH) và bảo toàn nguyên tố (phản ứng đốt cháy) ⟹ x, y và z ⟹ m.
Giải chi tiết:
Chất béo X chứa các triglixerit của axit béo no (chứa 3 liên kết π và 6 nguyên tử O trong phân tử) và axit béo tự do (chứa 1 liên kết π và 2 nguyên tử O trong phân tử).
Gọi số mol triglixerit, axit béo trong X và số mol CO2 khi đốt cháy X lần lượt là x, y và z (mol)
* Xét phản ứng với NaOH
Ta có nNaOH = 3ntriglixerit + naxit béo = 3x + y = 0,25 (1)
X + NaOH → muối + C3H5(OH)3 (x mol) + H2O (y mol)
Áp dụng BTKL ⟹ m = mX = 69,78 + 92x + 18y – 0,25.40 = 92x + 18y + 59,78 (gam).
* Xét phản ứng đốt cháy
X + O2 (6,06 mol) → CO2 (z mol) + H2O
+ Axit béo trong X có 1 liên kết π trong phân tử ⟹ nCO2 = nH2O (khi đốt cháy).
+ Triglixerit trong X có 3 liên kết π trong phân tử ⟹ nCO2 – nH2O = 2ntriglixerit
⟹ Đốt cháy X ta có: nH2O = nCO2 – 2ntriglixerit = z – 2x (mol).
BTNT O ⟹ 6x + 2y + 6,06.2 = 2z + z – 2x ⟹ 8x + 2y – 3z = -12,12 (2)
BTKL ⟹ mX + mO2 = mCO2 + mH2O
⟹ 92x + 18y + 59,78 + 6,06.32 = 44z + 18z – 18.2x ⟺ 128x + 18y – 62z = -253,7 (3)
Từ (1)(2) và (3) ⟹ x = 0,08 ; y = 0,01 và z = 4,26.
Vậy m = 92x + 18y + 59,78 = 67,32 gam.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là:
Câu 3:
Hợp chất hữu cơ mạch hở X (C8H12O5) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thu được glixerol và hỗn hợp hai muối cacboxylat Y và Z (MY < MZ). Hai chất Y, Z đều không có phản ứng tráng bạc. Có các phát biểu sau:
(a) Axit cacboxylic của muối Z có đồng phân hình học.
(b) Tên gọi của Z là natri acrylat.
(c) Có ba công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
(d) Trong phân tử chất X có hai loại nhóm chức khác nhau.
(e) Axit cacboxylic của muối Y làm mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu đúng là:
Câu 4:
Thủy phân hoàn toàn 0,02 mol saccarozơ trong môi trường axit, với hiệu suất là 75%, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem toàn bộ dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) đến khi kết thúc phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
Câu 6:
Este nào sau đây không thể điều chế được bằng phản ứng este hóa?
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 12. Điện phân có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 11. Nguồn điện hoá học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Hóa (Đề số 1)
50 bài tập Alkane có đáp án
(2024) Đề thi thử môn Hóa Sở GDĐT - Ninh Bình (Lần 1) có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 1. Ester - lipid - chất béo có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 10. Thế điện cực chuẩn của kim loại có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa (Đề số 8)
về câu hỏi!