Câu hỏi:
22/08/2021 460Tiến hành thí nghiệm sau đây:
Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm (đánh dấu ống 1, ống 2) mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho mỗi ống một mấu kẽm.
Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 1, nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch MgSO4 vào ống 2.
Ta có các kết luận sau:
(1) Sau bước 1, có bọt khí thoát ra cả ở 2 ống nghiệm.
(2) Sau bước 1, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn hóa học.
(3) Có thể thay dung dịch H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl loãng.
(4) Sau bước 2, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn điện hóa.
(5) Sau bước 2, lượng khí thoát ra ở ống nghiệm 1 tăng mạnh.
Số kết luận đúng là:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp về đại cương kim loại.
Giải chi tiết:
(1) đúng, vì sau bước 1, trong cả hai ống nghiệm xảy ra phản ứng giữa Zn và dung dịch axit H2SO4.
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑
(2) đúng, vì Zn tác dụng trực tiếp với axit H2SO4 (bị ăn mòn) → ăn mòn hóa học.
(3) đúng, vì axit HCl loãng và H2SO4 loãng có tính chất hóa học tương tự nhau (bản chất là H+ + Zn).
(4) sai,
- Ở ống nghiệm 1, Zn phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu bám mẩu kẽm (Zn – Cu) cùng nhúng trong dung dịch chất điện li trong ống nghiệm ⟹ ăn mòn điện hóa.
- Ở ống nghiệm 2, Zn không phản ứng với dung dịch MgSO4 ⟹ không xảy ra ăn mòn điện hóa.
(5) đúng, vì sau khi nhỏ CuSO4 vào ống nghiệm 1 sẽ làm cho lượng khí thoát ra nhiều và nhanh hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dẫn lượng dư hỗn hợp X gồm hơi nước và khí cacbon monooxit qua m gam cacbon nung đỏ thu được hỗn hợp Y gồm CO, H2, CO2 và hơi nước. Cho hỗn hợp Y đi qua bình đựng CuO, Fe2O3 dư nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Z và hỗn hợp khí và hơi T. Cho hỗn hợp Z tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn T vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 59,1 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m?
Câu 2:
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,1 mol CuO và 0,14 mol Al trong 500ml dung dịch HNO3 aM vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí N2O duy nhất ở đktc. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y?
Câu 5:
Cho các chất: ancol etylic, etylen glicol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
Câu 7:
Nén 10 ml một hiđrocacbon A và 55 ml O2 trong một bình kín. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn thu được (V + 30) ml hỗn hợp X rồi sau đó làm lạnh hỗn hợp X thu được V ml hỗn hợp khí Y. Biết tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol. Vậy công thức phân tử của A và giá trị của V có thể là:
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 11. Nguồn điện hoá học có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 12. Điện phân có đáp án
(2024) Đề thi thử môn Hóa Sở GDĐT - Ninh Bình (Lần 1) có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Hóa (Đề số 1)
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 10. Thế điện cực chuẩn của kim loại có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 8. Đại cương về Polymer có đáp án
Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 23)
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 1. Ester - lipid - chất béo có đáp án
về câu hỏi!