Câu hỏi:
23/08/2021 113Cho X, Y, Z là ba peptit mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy hoàn toàn a mol mỗi peptit X, Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol. Mặt khác, đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y và 0,16 mol Z (số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào nhất?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ kiện: Khi đốt a mol mỗi peptit đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol mà các peptit đều được tạo từ các amino axit no, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH nên các peptit này có số lượng mắt xích như nhau. Từ mối liên hệ số mol mỗi peptit với CO2 và H2O → Các peptit đều là tetrapeptit.
Đặt npeptit = a mol → nNaOH = 4a mol; nH2O = a mol
BTKL: m peptit + mNaOH = m muối + mH2O → a
Đặt số mol muối của Ala và Val lần lượt là a và b (mol)
+) BTNT "Na" → (1)
+) m muối → (2)
Giải (1) và (2) được a, b
Sơ đồ bài toán:
Dựa vào các dữ kiện tính được số C trung bình của hỗn hợp ban đầu từ đó biện luận ra Z và Y
Suy ra các trường có thể có của X, xét từng trường hợp và chọn ra trường hợp thỏa mãn điều kiện nX < nY.
Giải chi tiết:
Do khi đốt a mol mỗi peptit đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol mà các peptit đều được tạo từ các amino axit no, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH nên các peptit này có số lượng mắt xích như nhau.
Giả sử số mắt xích mỗi peptit là k → CTTQ: CnH2n+2-2k+kNkOk+1
CnH2n+2-2k+kNkOk+1 → nCO2 + (n+1-0,5k)H2O
a na a(n+1-0,5k)
→ na - a(n+1-0,5k) = a → k = 4
Vậy các peptit đều là tetrapeptit
Đặt npeptit = a mol → nNaOH = 4a mol; nH2O = a mol
BTKL: m peptit + mNaOH = m muối + mH2O → 69,8 + 4a.40 = 101,04 + 18a → a = 0,22 mol
Đặt số mol muối của Ala và Val lần lượt là a và b (mol)
+) BTNT "Na": a + b = nNaOH = 0,88 (1)
+) m muối = 111a + 139b = 101,04 (2)
Giải (1) và (2) được a = 0,76 mol và b = 0,12 mol
Sơ đồ bài toán:
BTNT "C": nC(X) = 2nAla-Na + 5nVal-Na = 2.0,76 + 5.0,12 = 2,12 mol
→ C trung bình = 2,12 : 0,22 = 9,6 chứng tỏ trong X có peptit có số C nhỏ hơn 9,6
Số mắt xích Val trung bình = 0,12 : 0,22 = 0,54 → Có peptit không chứa Val
→ C(Z) = 8 → Z là Ala4 (M = 89.4 - 18.3 = 302)
→ nAla(X, Y) = 0,76 - 0,16.4 = 0,12
Mặt khác:
nX + nY = 0,22 - 0,16 = 0,06 mol
mX + mY = m hh - mZ = 69,8 - 0,16.302 = 21,48 gam
→ M(X, Y) = 21,48 : 0,06 = 358 → Y là Ala3Val (M = 330)
Do Ala2Val2 (M = 358) nên X không thể là chất này. Có 2 trường hợp sau:
TH1:
X là AlaVal3 (x mol)
Y là Ala3Val (y mol)
x + y = 0,06
x + 3y = nAla(X,Y) = 0,12
→ x = y = 0,03 loại do không thỏa mãn nX < nY
TH2:
X là Val4 (x mol)
Y là Ala3Val (y mol)
nAla(X,Y) = 3y = 0,12 → y = 0,04 → x = 0,02 (thỏa mãn)
→ %mX = (0,02.414/69,8).100% = 11,86% gần nhất với 12%.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Sắt có thể tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
Câu 3:
Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phần tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân từ nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng:
Câu 4:
Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa hỗn hợp bột Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là:
Câu 5:
Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà không làm thay đổi khối lượng Ag, ta dùng dư hóa chất:
Câu 6:
Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và chất rắn Y. Muối thu được trong dung dịch X là:
Câu 7:
Cho a mol bột Mg vào dung dịch chứa b mol CuSO4 và c mol FeSO4. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối. Mối liên hệ giữa a, b, c là:
về câu hỏi!