Câu hỏi:
25/08/2021 479Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 3-4 ml dung dịch AgNO3 2% vào hai ống nghiệm (1) và (2). Thêm vài giọt dung dịch NaOH loãng, cho amoniac loãng 3% cho tới khi kết tủa tan hết (vừa cho vừa lắc)
Bước 2: Rót 2ml dung dịch saccarozơ loãng 5% vào ống nghiệm (3) và rót tiếp vào đó 0,5ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3-5 phút
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (3) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2
Bước 4: Rót nhẹ tay 2ml dung dịch saccarozơ 5% theo thành ống nghiệm (1). Đặt ống nghiệm (1) vào cốc nước nóng ( khoảng 60-700C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (1) ra khỏi cốc
Bước 5: Rót nhẹ tay dung dịch trong ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2). Đặt ống nghiệm (2) vào cốc nước nóng (khoảng 60-700C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (2) ra khỏi cốc
Cho các phát biểu sau:
(a) Mục đích chính của việc dùng HaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư
(b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp
(c) Ở bước 1 xảy ra phản ứng tạo phức bạc amoniacat
(d) Sau bước 4, thành ống nghiệm (1) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào
(e) Sau bước 5, thành ống nghiệm (2) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn B.
Nội dung các bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị dung dịch AgNO3/NH3 trong ống (1) và (2).
+ Bước 2: Thủy phân saccarozơ trong ống (3).
+ Bước 3: Loại bỏ H2SO4 trong ống (3) bằng NaHCO3.
+ Bước 4: Thực hiện phản ứng tráng gương của saccarozơ với ống (1)
+ Bước 5: Thực hiện phản ứng tráng gương của dung dịch sau thủy phân saccarozơ với ống (2).
(a) Đúng
(b) Sai, dung dịch đồng nhất do tất cả các chất đều tan tốt
(c) Đúng.
(d) Sai, saccarozơ không tráng gương.
(e) Đúng, sản phẩm thủy phân (glucozơ, fructozơ) có tráng gương.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) Cho hỗn hợp Ba và Al (tỉ lệ mol tương ứng 1:2) vào nước (dư)
(b) Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 (tỉ lệ 1:1) vào dung dịch HCl (dư)
(c) Cho hỗn hợp Ba và NH4HCO3 vào nước (dư)
(d) Cho hỗn hợp Cu và NaNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1:2) vào dung dịch HCl (dư)
(e) Cho hỗn hợp BaCO3 và KHSO4 vào nước (dư)
Khi phản ứng trong các thí nghiệm kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm không thu được chất rắn?
Câu 2:
Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng với 3,36 lít hỗn hợp Y gồm O2 và Cl2, thu được 16,2 gam hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Al trong X bằng bao nhiêu?
Câu 3:
Cho 1,5 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Câu 4:
Cho 2,24 gam Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 0,1M đến phản ứng hòa toàn. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng bằng bao nhiêu?
Câu 5:
Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?
Câu 7:
Cho các phát biểu sau:
(a) Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon.
(b) Trong tự nhiên, các hợp chất hữu cơ đều là các hợp chất tạp chức.
(c) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
(d) Lên men glucozơ thu được etanol và khí cacbon monooxit.
(e) Phân tử amin, amino axit, peptit và protein đều chứa nguyên tố nitơ.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
về câu hỏi!