Câu hỏi:
13/07/2024 143,631Trong bóng tối, Mị đứng im lặng,như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào!" Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sửa xa xa. Mỵ lúc mê, lúc tình. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.
Mỵ bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm sâm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay cũng đang phải trói như Mị. Mị không thể biết.Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một đời người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt.
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 8,9)
Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn về người nông dân của nhà văn Tô Hoài
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
Hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích; nhận xét cái nhìn về người nông dân của nhà văn Tô Hoài.
3.1.Mở bài:
-Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại.
- “Vợ chồng A Phủ” – một tác phẩm gắn liền với tên tuổi nhà văn Tô Hoài trong hơn nửa thế kỉ qua.
- Sức hấp dẫn của thiên truyện chủ yếu từ hai nhân vật được khắc họa khá thành công với những cá tính nghệ thuật đặc sắc.
- Đặc biệt khi khắc họa nhân vật Mị, nhà văn bộc lộ năng lực khám phá chiều sâu nội tâm con người sâu sắc và tinh tế, đồng thời thể hiện cái nhìn mới mẻ về người nông dân. Cụ thể ở đoạn trích: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng […].Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt.”
3.2.Thân bài:
3.2.1.Khái quát về tác phẩm, đoạn trích: 0.25 đ
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, sơ lược cốt truyện.
+Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ ” được sáng tác năm 1952 và in trong tập "Truyện Tây Bắc " (1953). Đây là một tác phẩm có giá trị của văn xuôi Việt Nam hiện đại khi phản ánh chân thực và sinh động con đường của nhân dân miền núi cao Tây Bắc đi theo cách mạng.
+Tác phẩm gồm hai phần : Phần đầu kể về cuộc sống tủi nhục của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Kết thúc phần đầu là cảnh Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi nhà Pá Tra. Phần sau kể Mị và A Phủ ở Phiềng Sa, họ thành vợ chồng, được cán bộ A Châu giác ngộ cách mạng. A Phủ trở thành đội trưởng du kích đánh Pháp bảo vệ làng.
- Vị trí, nội dung đoạn trích.
3.2.2.Cảm nhận vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật về nhân vật Mị trong đoạn trích:
a.Về nội dung:
– Sơ lược về cảnh ngộ của Mị trước khi bị trói trong đêm tình mùa xuân:
+ Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, chăm chỉ lao động, nhà nghèo và rất hiếu thảo;
+ Do món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải làm dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra, sống cuộc đời trâu ngựa khổ đau;
+ Nhưng tận đáy sâu tâm hồn câm lặng ấy vẫn le lói tia lửa sống, chỉ chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ. Dịp ấy đã đến trong đêm tình mùa xuân phơi phới mà tiếng sáo gọi bạn đầu làng đã làm xao động lòng người phụ nữ trẻ;
+ Khi mùa xuân về, như quy luật vạn vật hồi sinh, sức trẻ trong Mị bừng trỗi dậy. Mị khêu đèn lên cho bừng sáng căn buồng của mình, lén lấy hũ rượu uống ực từng bát. Mị bổi hổi nghe tiếng sáo. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
+Trông thấy Mị, A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói Mị đứng vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa…
– Diễn tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tối khi bị A Sử trói, không cho đi chơi xuân:
+ “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượi còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi...”: Mị như quên hẳn mình đang bị trói, quên những đau đớn về thể xác, Mị vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết, tiếng sáo không chỉ vang vọng trong không gian mà còn tồn tại trong chính tâm hồn Mị. Ngay cả khi cô bị trói đứng thì âm thanh của tiếng sáo như ma lực làm bùng cháy trong Mị niềm khao khát yêu, khao khát sống.
+“Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được”: Tiếng sáo của những đôi lứa yêu nhau và của cả những người lỡ duyên đã có sự tác động lớn lao tới tâm hồn Mị. Nó thôi thúc Mị, khiến Mị vùng bước đi, quên thực tại đau khổ trước mắt. Chi tiết Mị “vùng bước đi” đã minh chứng được sức sống mãnh liệt trong tâm hồn Mị. Tâm hồn ấy đang đến với tự do, đang tràn trề nỗi yêu đương của tuổi trẻ. Nhưng cũng chính lúc này, khi “vùng
bước đi” theo tiếng sáo, sợi dây trói thắt vào “tay chân đau không cựa được”, Mị mới trở lại với hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã. Lòng Mị đau đớn, thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
+Tiếng sáo tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc đột ngột biến mất, “Mị không nghe thấy tiếng sáo nữa”. “Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa”, tiếng chân ngựa đạp vào vách, nhai cỏ, gãi chân là những âm thanh của thực tại, đưa Mị trở lại với sự liên tưởng đau đớn bởi kiếp sống “không bằng con ngựa” của mình. Sau bao nhiêu năm tháng, Mị đã tỉnh táo nhận ra thân phận trâu ngựa của mình, đã thổn thức khi thấy mình “không bằng con ngựa” nhà thống lí. Hình ảnh so sánh con người với con vật cứ day dứt, trở đi trở lại trong tác phẩm. Khi về làm vợ A Sử chắc chắn nhiều lần Mị đã bị hắn đánh đập, hành hạ. Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên Mị thổn thức nghĩ không bằng con ngựa. Bởi những lần trước Mị nghĩ mình cũng là con trâu, con ngựa thì đó là ý nghĩ của con người cam chịu, quen khổ. Còn giờ đây, nó là cái thổn thức của tâm hồn bị vùi dập.
+Dù đã trở lại với thực tại tàn nhẫn, suốt đêm mùa xuân ấy, quá khứ vẫn “nồng nàn tha thiết” trong nỗi nhớ của Mị với “hơi rượu toả, tiếng sáo dập dờn, tiếng chó sủa xa xa...” Đêm khuya là lúc trai đến bên vách làm hiệu rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
+Mị phải sống trong sự giằng xé giữa khao khát cháy bỏng, hiện tại tàn nhẫn. Tâm trạng Mị đồng hiện giữa quá khứ, hiện tại, chập chờn giữa tỉnh và mê. Trong đêm tình mùa xuân này, Mị đã thức tỉnh để nhận ra những bất hạnh, những cay đắng trong thân phận trâu ngựa của mình. Khi nhận ra thì cảm nhận về sự khổ ải sẽ càng thấm thìa. Từ nay, có lẽ Mị sẽ không thể yên ổn với những suy nghĩ buông xuôi, cam chịu của mình. Khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc, khát vọng tuổi trẻ đã hồi sinh nhưng cũng đã bị vùi dập. Và nó đang chờ ngọn gió để thổi bùng lên.
+ Mị bàng hoàng tỉnh... Không một tiếng động. Mị thương những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan. Cô Mị của ngày xưa - một người sống như đang chết, sống trong cảm giác chờ đợi sự giải thoát từ cái chết, giờ đây lại biết xót thương cho người khác, biết sợ hãi trước cái chết.
+ Mị thấy sợ khi nhớ tới từng có người đàn bà cũng bị đánh, bị trói đã chết đứng chính căn buồng này. “Mị sợ quá, Mị cựa quậy” như để chứng minh mình vẫn còn sống. Mị sợ chết vì ám ảnh bởi bóng ma của thần quyền. Mị sợ chết cũng chứng tỏ Mị khao khát
sống. Chết lúc này là chết oan uổng. Chính tiếng sáo, tiếng gọi tình yêu đã giúp Mị nhận ra sự sống đáng quý: phải sống để được yêu, được đón nhận hạnh phúc tuổi trẻ… Một khi biết sợ chết thì người ta càng thêm yêu cuộc sống. Mị cũng vậy.
+Đánh giá: Như vậy rõ ràng là cường quyền và thần quyền tàn bạo không thể dập tắt nổi khát vọng hạnh phúc, tình yêu nơi Mị. Cuộc nổi loạn tuy không thành công nhưng nó đã cho người đọc thấy sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong những người nông dân tưởng chừng như nhỏ bé, khốn khổ nhất.
-Bút pháp miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế
-Cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên
-Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc.
-Ngôn ngữ kể chuyện tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi.
3.2.3.Nhận xét cái nhìn về người nông dân của nhà văn Tô Hoài.
- Nhà văn nhìn người nông dân Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất miền núi đã bị chà đạp tàn nhẫn từ thể xác đến tinh thần. Nhưng trong chiều sâu tâm hồn của họ vẫn có sức sống tiềm tàng mãnh liệt của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu và khát vọng tự do. Tuy sống trong thân phận trâu ngựa, bị đoạ đày giữa địa ngục trần gian nhưng họ không bao giờ chịu đầu hàng số phận, mà vẫn tìm cách vượt ngục tinh thần, tâm hồn được hồi sinh. Đó còn là cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào sức mạnh của người nông dân trong tư tưởng tiến bộ của nhà văn cách mạng Tô Hoài.
- Các nhìn mới mẻ, tin yêu về người nông dân cho thấy tài năng quan sát, miêu tả thiên nhiên, phong tục tập quán, đặc biệt khả năng diễn tả quá trình phát triển tính cách nhân vật hợp lí, tự nhiên, phong phú, phức tạp mà sâu sắc, phù hợp với quy luật phép biện chứng tâm hồn của nhà văn-người có duyên nợ với mảnh đất và con người Tây Bắc.
3.3.Kết bài: 0.25
-Đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật Mị trong đêm xuân khi bị trói thấm đẫm tính nhân văn, góp phần tô đậm tính cách nhân vật Mị.
-Thể hiện một cách chân thật và cảm động giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc cần trân quý những gì đang có trong cuộc sống con người.
Câu 2:
Anh/ Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với mẹ được thể hiện trong đoạn trích.
Câu 3:
Trong đoạn trích có rất nhiều kỉ niệm được nhắc đến. Hãy chỉ ra những kỉ niệm đó.
Câu 5:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao…
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt long đến thế
Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà.
Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tình ra rồi, có mẹ, hóa thành quê!
(Mẹ, Bằng Việt)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Đề 5. Cảm nhận đoạn văn: "Trong bóng tối, Mị đứng im lặng ] đau dứt từng mảnh thịt". (trang 8,9)
I. MỞ BÀI:
II. THÂN BÀI 1. Khái quát - Tác giả, tác phẩm: xem phần kiến thức chung - Tóm tắt: Trước đó nhân vật Mị hiện lên là hình ảnh của người con gái đẹp nhưng có cuộc sống thống khố, (Tóm tắt ngắn gọn) 2. Phân tích Đoạn trích mở đầu mang đến cho người đọc vẻ đẹp sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của MỊ trong hoàn cảnh bị vùi dập. Câu văn đầu mở ra hình ảnh tội nghiệp của Mị: "Trong bóng tối, MỊ đứng im lặng như không biết mình đang bị trói". Cái "im lặng như không biết mình đang bị trói" ấy không phải là sự vô cảm, sự nhẫn nhục thường thấy ở người đàn bà này. Bị trới, thậm chí là trói bằng cả một thúng sợ đay, người phụ nữ yếu ớt ấy sao có thể chịu được trước cường quyền. Nhưng không, sức mạnh của khát vọng tự do đã khiến Mị tạm thời quên đi nỗi đau thể xác. Mà cũng có thể bởi cơn say vẫn còn vì "Hơi rượu còn nồng nàn" hoặc có thế là tiếng sáo đang ru hồn Mị đưa Mị đến với thế giới đêm tình trong ảo giác hạnh phúc: "A// van nahg tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. "Em không yêu, quảpao rơi roi. Em yêu người nào, em bắi pao nà Dù bị vùi dập phũ phàng nhưng khát vọng tự do trong Mị không hề mất đi. Thế xác MỊ nam đây giữa bốn bức tường lạnh lẽo, nhưng tâm hồn Mị đã nương theo tiếng sáo mênh mang gọi bạn tình, Mị vẫn "đi theo nhũng cuộc chơi, những đám chơi". Áo giác hạnh phúc và khát vọng tự do đã làm Mị quên đi nỗi đau thể xác. Tâm hồn Mị mộng du theo tiếng sáo mênh mang gọi bạn tình. Vậy là, tội ác của nhà
Thống lý chỉ có thế trói buộc được thê xác của MI, nhưng chúng không thể giam cầm được tình yêu tự do của con người lao động.
Men rượu chưa tan, men rượu còn nồng nàn trong Mị, hương rượu quyện hòa trong hương thơm cùa men tình dặt dìu theo tiếng sáo. Nếu trước đó tiếng sáo là tác nhân đã phá tan lớp băng vô cảm, đã mở toang cánh cửa trái tim Mị đế đón nhận hương đòi. Thì nay, sáo đã trao cho Mị chiếc chìa khóa vàng để lòng khát khao sống, khát khao yêu được bùng cháy. Lúc này đây trong cơn say, tiếng sáo lại một lần nữa đến bên MI, cứu rỗi linh hồn MI, dìu Mị đi trong những "cuộc chơi, những đám chơi". Tình yêu của MỊ dành cho tuổi trê, cho cuộc đời còn nồng nàn lại được tiếng sáo nâng đỡ, dìu dắt khiến cho tình yêu ấy càng đắm say, ngây ngất. Tiếng sáo đã không còn "lửng lơ bay ngoài đường" nữa mà đâ nhập vào hồn MỊ. Tâm hồn Mị như rung lên cùng nhịp sáo:
"Em không yêu, quả pao roi rồi Em yêu người nào, em bắt pao nào"
Có thể nói, tiếng sáo là chi tiết hay nhất trong "Vợ chồng A Phử", là "hạt bụi vàng" của tác phấm. Nhờ chi tiết tiếng sáo mà người đọc nhìn thấu được cảm xúc, tâm trạng cũng như sự hồi sinh mạnh mẽ, mãnh liệt ở Mị. Tiếng sáo là biếu tượng cho thế giới tự do, là hiện thân của tuổi trẻ, tài năng và ký ức đẹp tươi của Mị. Bởi thế chính tiếng sáo là âm thanh hay nhất, lay động nhất tới sự hồi sinh của nhân vật. Sức mạnh tiếng sáo và giấc mơ tự do đã khiến Mị quên đi thực tại ê chề.
Đúng như Tô Hoài từng nhận định: "Tiếng sáo kia quá tha thiết, quá mạnh mẽ, nó diu hồn Mị bay lên trên hoàn cảnh, nó là biểu tượng của niềm khát sông, khát khao yêu, ở đây còn là lỏng khao khát tự do nữa". Tâm hôn MỊ như đang thăng hoa cùng tiếng sáo gọi bạn tình. Thể giới nội tâm ấy thật đẹp biết bao!
Nhưng cũng chính tiếng sáo là tác nhân khắc sâu thêm bi kịch của Mị. Tiếng sáo nhập vào hồn Mị khiến Mị quên đi thực tại đau buồn nhưng cũng chính nó lại đánh thức thực tại của MỊ.
Nghe tiếng sáo, "Mị vùng bước đi"
Thực chất hành động này là sự tác động của tiếng sáo. Sức níu
gọi của tiếng sáo, men tình tù tiếng sáo tha thiết quá. Nó đã làm Mị quên đi thực tại ê chề, tủi nhục của bán thân. Chi tiết "Mị vùng bước đi" đã minh chứng được sức sống mãnh liệt trong tâm hồn
MỊ. Đó không còn là cô Mị vẫn "cúi mặt mặt buồn rười rượi" nữa mà đã là một cô Mị giàu năng lượng sống. Bốn chữ "Mị vùng bước đi" thật ngắn gọn nhưng hàm chứa trong đó là sức phản kháng, sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Câu văn tinh tế, sâu sắc, gợi ra biết bao suy tưởng về nhân vật.
Làm sao Mị có thể vùng bước đi khi đã bị trói bằng cà một thúng sợi đay? Nhưng MỊ đã "vùng bước đi" thật. Mị không ý thức được hoàn cảnh thực tại, bởi Mị là khát vọng, là lúc Mị quên đi thực tại và sống với kỷ niệm. Có thế thấy rõ thực tại và kỳ
đan xen giắng xế tâm hồn Mị. Thực tại là bị trới đứng cả đêm, bị cơn đau thể xác hành hạ, nhu có lúc "nồng nàn tha thiết nhớ", có lúc tinh lúc mê bởi hương rượu còn nồng nàn, tâm hồn Mị đi theo tiếng sáo. Càng nhớ tới kỷ niệm Mị càng xót xa đau khố với thực tại phũ phàng. Đoạn và cho ta thấy trong con người lầm lũi khổ đau vẫn tiềm tàng một sức sống âm thầm mãnh liệt.
Đoạn văn cuối cùng khép lại là cảm giác bàng hoàng, lo sợ của Mị và những dự cảm đầy khổ đau:
"Mị bàng hoàng tỉnh". Câu văn trần thuật ngắn gọn nhưng mang đến cho người đọc tâm lý hốt hoảng của Mị. Đối mặt với sự im lặng đáng sợ "vách bên cũng im ắng. Không nghe lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động." Sự im lặng ấy làm nền cho nhùng câu hởi bật lên trong đầu Mị: "Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cá những người đàn bà khốn khố sa vào nhà quan đã được đi chơi hay là họ cũng đang phải trói như MỊ". Những câu hỏi tu từ bật lên đầy băn khoăn, day dứt, trăn trở cho số phận của những người đồng cảnh ngộ. Mị chua chát khi nghĩ đến "đòi người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài thì một đời chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng". Đó là kiếp sống mòn mỏi, u uấn, câm lặng - một thứ nô dịch bị thuần phục đến thành bằng lòng mà cam chịu.
Đồng cảm với số kiếp những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan, Mị lại đối diện với sự cô độc, nhưng lần này đáng sợ hom. Bật lên trong Mị là ám ảnh về cái chết của người đàn bà đời trước ở nhà thong lý: "có một người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi". Sự kết nối số phận của người đàn bà trong quá khứ khiến Mị sợ hãi: "Mị sợ quá, Mị cựa quậy xem mình còn sống hay chết". Đây là một chi tiết khá đặc sắc. Người đàn bà hrng định ăn nắm lá ngón để tự tò trước mặt cha, người đàn bà trong đêm xuân từng phẫn uất định chết "nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này". Thế nhưng giờ đây lại sợ chết, mà sợ chết thì đó chính là biểu hiện cao độ nhất của lỏng ham sống.
Có thể nói, bi kịch của cuộc sống hiện tại không ngăn được khát vọng tự do mãnh liệt như ngọn lửa đang bùng cháy trong Mị. Đêm tình mùa xuân đi qua, MỊ vẫn trở về với ô cửa lỗ vuông, vói tảng đá cạnh tàu ngựa, vẫn nhũng công việc đầu năm, giữa năm, cuối mùa vẽ ra trước mắt.
Nhưng tâm trạng và hành động của MỊ trong đêm tình mùa xuân giống như một tia lửa nhó mà
"một tia lửa nhỏ hôm nay báo hiệu đám cháy ngày mai" (Lỗ Tấn). Tia lửa ấy sẽ bùng cháy vào cái đêm cởi trói cho A Phủ và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài sau này.
-Đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật Mị trong đêm xuân khi bị trói thấm đẫm tính nhân văn, góp phần tô đậm tính cách nhân vật Mị.
-Thể hiện một cách chân thật và cảm động giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
về câu hỏi!