Câu hỏi:
13/07/2024 3,659II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về giá trị của lòng dũng cảm đối với mỗi con người.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giá trị của lòng dũng cảm đối với mỗi con người
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị của lòng dũng cảm đối với mỗi con người.
Có thể triển khai theo hướng sau:
*Giải thích: Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
* Bàn luận (phân tích, chứng minh):
- Lòng dũng cảm giúp con người có thể làm được những điều phi thường trong cuộc sống, phát huy những khả năng tiềm tàng trong con người mà trong điều kiện bình thường không có được.
- Lòng dũng cảm chính là chất xúc tác thức đẩy hành động của con người. Nhờ có lòng dũng cảm mà con người có thể đối diện mọi khó khăn thử thách, có thể khám phá thế giới xung quanh cũng như khám phá chính năng lực của bản thân mình.
- Lòng giúp cảm giúp con người đạt được mục tiêu trong công việc cũng như trong cuộc sống. Lòng dũng cảm cũng được coi là một thước đo nhân phẩm của con người. Ở bên cạnh người có lòng dũng cảm ta sẽ cảm thấy thoải mái, an tâm có cảm giác được bảo vệ và hơn hết khi thấy họ làm điều tốt chính bản thân ta cũng thấy mong muốn làm điều dũng cảm như vậy.
- Dẫn chứng: Anh Nguyễn Ngọc Mạnh (30 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội) cứu bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12 xuống.
*Bài học nhận thức và hành động: Lòng dũng cảm không phải một khái niệm xa xôi nào, mà là lòng dũng cảm còn hiển hiện ngay trong từng hành động nhỏ như việc dám đối mặt với sai lầm của bản thân, dám đứng lên nêu ý kiến của mình.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm.Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp.Nhưng đêm sau Mỵ vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết,nó bắt mình chết cũng thôi,nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 13)
Phân tích diễn biễn tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tình cảm của nhà văn Tô Hoài đối với nhân dân Tây Bắc.
Câu 2:
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp đặt ra trong hai câu thơ: “Những cái gì dễ dãi/ Có bao giờ bền lâu”.
Câu 3:
Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của 01 biện pháp tu từ trong các dòng thơ sau:
Biển ơi! Biển thẳm sâu
Dạt dào mà không nói
Biển ơi cho ta hỏi
Biển mặn từ bao giờ
Câu 4:
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản:
Biển trời soi mắt nhau
Cho sao về với sóng
Biển có trời thêm rộng
Trời xanh cho biển xanh
Mặt trời lên đến đâu
Cũng lên từ phía biển
Nơi ánh sáng bắt đầu
Tỏa triệu vòng yêu mến
Biển ơi! Biển thẳm sâu
Dạt dào mà không nói
Biển ơi cho ta hỏi
Biển mặn từ bao giờ
Nhặt chi con ốc vàng
Sóng xô vào tận bãi
Những cái gì dễ dãi
Có bao giờ bền lâu..
Biển chìm trong đêm thâu
Ðể chân trời lại rạng
Khát khao điều mới lạ
Ta đẩy thuyền ra khơi
Dù bão giông vất vả
Không quản gì biển ơi!
(Lâm Thị Mĩ Dạ, Biển, www.thivien.net
Thực hiện các yêu cầu sau:
Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
về câu hỏi!