Câu hỏi:
17/09/2021 238Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có: 50% cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn; 21% cá thể đực mắt đỏ, đuôi ngắn; 21% cá thể đực mắt trắng, đuôi dài; 4% cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn; 4% cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài. Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F2 có 8 loại kiểu gen.
II. Quá trình giảm phân của cơ thể cái đã xảy ra hoán vị gen với tần số 16%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 20%.
IV. Nếu cho cá thể cái F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có các cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm 4%.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (II) và (IV). → Đáp án A.
Trước hết, chúng ta xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và tìm kiểu gen của F1, sau đó mới đi xác định những phát biểu nào đúng.
- Ở F2, toàn bộ con cái đều có mắt đỏ, đuôi ngắn; còn con đực có nhiều kiều hình. → Tính trạng di truyền liên kết giới tính. Ở F2 có tỉ lệ kiểu hình của hiện tượng hoán vị gen.
→ Kiểu gen của F1 là XABXab × XABY. → F2 có 8 loại kiểu gen. → (I) đúng.
- Khi tính trạng liên kết giới tính thì tần số hoán vị gen = = 16%. → (II) đúng.
- Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thuần chủng = = 0,42 = 42%. (Giải thích: Vì cá thể cái thuần chủng có kiểu gen XABXAB có tỉ lệ luôn bằng tỉ lệ của cá thể đực XABY. Ở bài toán này, đực XABY có tỉ lệ = 21%). → (III) sai.
Cái F1 có kiểu gen XABXab lai phân tích thì sẽ thu được cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài (XAbY) chiếm tỉ lệ = 0,08 XAb × 0,5Y = 0,04 = 4%. → (IV) đúng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nói về quá trình phiên mã của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau là đúng?
I. Sự phiên mã của sinh vật nhân sơ có thể xảy ra gần như đồng thời với dịch mã, còn sinh vật nhân thực thì không.
II. mARN của sinh vật nhân sơ được tổng hợp theo chiều từ 5 → 3’, còn ở sinh vật nhân thực thì ngược lại.
III. Cả sinh vật nhân sơ và nhân thực đều bắt đầu tổng hợp mARN từ vị trí mã mở đầu trên mạch gốc.
IV. Cả sinh vật nhân sơ và nhân thực đều phiên mã ra phân tử mARN trực tiếp làm khuôn dịch mã.
Câu 2:
Khi nói về tác động của nhân tố di – nhập gen đối với cấu trúc di truyền của quần thể, có bao nhiêu là biểu sau là đúng?
I. Di – nhập gen thường làm số lượng cá thể thay đổi nên có thể làm tỉ lệ các kiểu gen của quần thể biến đổi.
II. Di – nhập gen có thể làm giảm tần số của tất cả các alen có sẵn trong quần thể.
III. Di – nhập gen luôn đi kèm với sự di – nhập cư của các cá thể.
IV. Di – nhập gen có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
Câu 3:
Ở trong tế bào của một sinh vật lưỡng bội, một đoạn NST có trình tự các gen ABCDEFGHI trở thành ADEFGHI. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. NST này có thể đã xảy ra chuyển đoạn với một NST không tương đồng khác.
II. Nếu đây là đột biến mất đoạn, chiếc NST tương đồng với NST này đã bị lặp đoạn.
III. Hàm lượng protein do gen B và C quy định có thể bị giảm so với lúc chưa đột biến.
IV. Nếu gen B, C là gen gây hại, đột biến này là đột biến có lợi cho thể đột biến.
Câu 4:
Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ hợp tác không chặt chẽ giữa 2 loài?
I. Sáo ăn các loài sâu bọ kí sinh trên cơ thể trâu, bò.
II. Các loài chim nhỏ ăn các mảng thịt bám trên răng của thú ăn thịt như hổ, sư tử.
III. Kiến đem đất vào làm tổ bên trong thân cây, cây phát triển rễ đâm vào tổ kiến để hút dinh dưỡng.
IV. Hải quỳ sống trên vỏ ốc của tôm kí cư.
Câu 5:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 cặp gen phân ly độc lập. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trôi là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhóm phép lai sau đây luôn cho đời con có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình giống nhau?
I. Phép lai phân tích cá thể mang 3 tính trạng trội thuần chủng.
II. Phép lai giữa cá thể dị hợp 2 cặp gen với cá thể đồng hợp 2 cặp gen lặn tương ứng.
III. Phép lai giữa cá thể mang 1 tính trạng trội thuần chủng với cả thể mang 2 tính trạng trội thuần chủng.
IV. Phép lai giữa cá thể dị hợp 3 cặp gen với cá thể thuần chủng bất kì.
Câu 6:
Một cơ thể động vật đực có bộ NST 2n = 8, trên mỗi cặp NST xét 2 cặp gen dị hợp với kí hiệu như sau: . Khi cơ thể này giảm phân, giả sử sự tiếp hợp trao đổi chéo chỉ xảy ra tối đa tại một điểm trên một cặp NST. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Một tế bào của cơ thể này tạo ra tối đa 4 loại tinh trùng.
II. Hai tế bào của cơ thể này tạo ra 6 loại tinh trùng khác nhau.
III. Kết thúc quá trình giảm phân, cơ thể này tạo tối đa 80 loại tinh trùng.
IV. Cơ thể này cho tối đa 16 loại tinh trùng không mang gen hoán vị.
Câu 7:
Khi quan sát hình 38.3 (SGK Sinh học 12), một học sinh đã rút ra các kết luận sau:
I. Trong tự nhiên, các loài có kích thước cơ thể lớn thường tăng trưởng theo đồ thị hình chữ S.
II. Kiểu tăng trưởng theo tiềm năng chỉ gặp trong điều kiện tối ưu của phòng thí nghiệm.
III. Sự cản trở của điều kiện tự nhiên sẽ làm cho một loài đang tăng trưởng dạng chữ J biến thành tăng trưởng dạng chữ S.
IV. Với quần thể tăng trưởng trong môi trường giới hạn, tốc độ tăng trưởng càng ngày càng giảm cho đến khi lượng cá thể cân bằng.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
về câu hỏi!