Câu hỏi:
18/09/2021 2,235Trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã hai lần miêu tả hình ảnh người lái đò. Đó là "Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Và “ Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh...cũng chả thấy ai bàn thêm một lời naò về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”.
Phân tích hình ảnh ông lái đò trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, hãy làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật này.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận |
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận |
Chi tiết Người lái đò lúc vượt thác và chi tiết sau khi vượt thác trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tuỳ bút Người lái đò Sông Đà, |
Chi tiết Người lái đò lúc vượt thác và chi tiết sau khi vượt thác trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân đã thể hiện vẻ đẹp của người lao động trong công công cuộc xây dựng đất nước.
Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà qua 2 lần miêu tả: * Lần thứ nhất: Vẻ đẹp trí dũng: - Hoàn cảnh xuất hiện: |
+ Khắc họa trong tương quan với hình ảnh sông Đà hung bạo, hùng vĩ: + Cuộc giao tranh với ba trùng vi thạch trận: đoạn trích là cuộc chiến giữa ông đò với trùng vi thứ hai - Phân tích cuộc giao tranh giữa người và sông: + Ở trùng vi thứ nhất, vừa vào trận, sóng nước, đá sông hò la vang dậy, ùa vào bẻ gãy cán chèo võ khí, đá trái thúc vào bụng, vào hông thuyền. Nước như đô vật túm thắt lưng ông đò rồi đánh miếng đòn độc, đánh vào chỗ hiểm…Ông đò thực là một chiễn sĩ dũng cảm, rất bình tĩnh nén mọi đau đớn để chiến thắng kẻ thù. + Sang trùng vi thứ hai, không một phút ngừng tay nghỉ mắt, ông đò thay đổi chiến thuật. Hành động của ông lão thành thạo, chính xác, dũng mãnh trong từng động tác, đúng là tay lái ra hoa, điêu luyện của người nghệ sĩ. Bằng trí dũng, nghị lực kiên cường, người lái đò đã đánh bại dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh. + Trùng vi thứ ba ít cửa hơn, nhưng bên phải bên trái đều là cửa tử. Ông đò uy nghi rạng rỡ trở về từ cõi chết. Ông đã chiến thắng thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Cuối cùng thiên nhiên phải khuất phục dưới sự tài ba và lòng dũng cảm tuyệt vời của con người. * Lần thứ hai: Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ: - Hoàn cảnh xuất hiện: sau khi ông đò đã vượt qua 3 vòng trùng vi và thành người chiến thắng; - Phân tích: “ Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh...cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”. + Thời gian: ban đêm; không gian: nơi hang đá + Nghệ thuật liệt kê hàng loạt việc làm của nhà đò: đốt lửa-nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh- chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua… - Ý nghĩa: + Phong thái nghệ sĩ trong cách ông nhìn nhận về công việc của mình, bình thản đến độ lạ lùng; + Ông chọn lối sống giản dị, yêu đời và đức tính khiêm nhường. Đó là phẩm chất đáng quý của người nghệ sĩ giữa đời thường mà tác giả đã phát hiện và ngợi ca. * Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: - Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở ông lái đò. - Nguyễn Tuân có ý thức tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình. - Ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, hoàn toàn phù hợp với đối tượng. - Thể hiện phong cách tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân
|
* Đánh giá - Hình ảnh ông lái đò băng băng trên dòng thác sông Đà một cách ung dung, bình tĩnh, tự tại trong cuộc chiến đầy cam go nhưng cũng thật hào hùng. - Bài học cuộc sống từ nhân vật ông đò: ca ngợi người lao động, học tập vẻ đẹp của lòng dũng cảm, bản lĩnh kiên cường, đức tính khiêm nhường…
|
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh (chị)? Vì sao?
Câu 2:
Theo anh/ chị vì sao tác giả lại cho rằng: Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống.
Câu 3:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay.
Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất để nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày và trở thành cây cứng cáp.
Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay.
Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố.
Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng và bản lĩnh ý chí qua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại. Thất bại, bất hạnh có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể là may mắn với người khác- tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã.
( Dẫn theo “Hạt giống tâm hồn” – Tập 1, Phần I)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4:
Theo tác giả, để trở thành “con bướm biết bay” và “trở thành cây cứng cáp”, con tằm và hạt giống phải trải qua những thử thách gì?.
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về cách đối diện với thử thách của bản thân để thành công.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!