Câu hỏi:
13/07/2024 694Em hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra một số hiện tượng trong quá trình nấu cơm sau:
a) Cơm sau khi nấu bị nhão.
b) Cơm sau khi nấu bị sống.
c) Khi mới bắt đầu cắm điện, nồi cơm phát ra tiếng nổ lách tách.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hiện tượng | Nguyên nhân |
a. Cơm sau khi nấu bị nhão | Do lượng nước đổ vào nấu quá nhiều |
b) Cơm sau khi nấu bị sống. | - Do lượng nước đổ vào nấu quá ít. - Bộ phận sinh nhiệt bị hỏng, không cung cấp đủ nhiệt để cơm có thể chín |
c) Khi mới bắt đầu cắm điện, nồi cơm phát ra tiếng nổ lách tách. | Mặt ngoài của nồi nấu chưa được lau khô trước khi đặt vào mặt trong của thân nồi. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Gia đình bạn Nam có ba người: bố, mẹ và Nam. Em hãy giúp bạn Nam lựa chọn một chiếc nồi cơm điện phù hợp nhất với gia đình bạn trong ba loại nồi có các thông số dưới đây. Giải thích tại sao.
Câu 2:
Những hình ảnh sau đây thể hiện lưu ý gì khi sử dụng nồi cơm điện?
Câu 3:
Nấu cơm bằng nồi cơm điện gồm năm bước chính sau:
Bước 1: Đong gạo.
Bước 2: Vo gạo.
Bước 3: Điều chỉnh lượng nước.
Bước 4: Đặt nồi nầu và đóng nắp.
Bước 5: Chọn chế độ và nấu.
Hãy sắp xếp các công việc cần thực hiện tương ứng dưới đây với các bước chính trong quá trình sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm.
a) Kiểm tra phía trên của thân nồi để đảm bảo nắp được đóng chặt. Cắm phích điện. Chọn chế độ và thời gian nấu.
b) Lau khô mặt ngoài nồi nấu bằng khăn mềm. Kiểm tra và làm sạch mặt của mâm nhiệt. Đặt nồi nấu khít với mặt trong của thân nồi, đóng nắp.
c) Xác định mức nước cần đổ trên thang đo trong lòng nồi nấu. Sau đó, đổ nước tới vạch đã xác định.
d) Đổ nước vào nồi có gạo đã đong. Dùng tay khuấy đều để làm sạch gạo, chắt bỏ nước.
e) Xác định lượng gạo cần nấu. Đong gạo bằng cốc đong kèm theo nồi.
Câu 4:
Ghép tên bộ phận của nồi cơm điện ở cột A với đặc điểm, chức năng tương ứng ở cột B sao cho phù hợp
A | B |
1. Nắp nồi | a) Có chức năng bao kín, giữ nhiệt và liên kết các bộ phận khác của nồi. Mặt trong có dạng hình trụ và là nơi đặt nồi nấu. |
2. Thân nồi | b) Được gắn vào mặt ngoài của thân nồi. Thường có công tắc, nút ấn, đèn báo hay màn hình hiển thị trạng thái hoạt động của nồi cơm điện. Được dùng để bật, tắt và chọn chế độ nấu cho nồi |
3. Bộ phận sinh nhiệt | c) Là mâm nhiệt có dạng hình đĩa, thường đặt ở đáy mặt trong của thân nồi để cung cấp nhiệt cho nồi trong quá trình nấu cơm. |
4. Bộ phận điều khiển | d) Nằm ở vị trí trên cùng của nồi, có chức năng bao kín và giữ nhiệt. Trên đó có van thoát hơi giúp điều chỉnh mức nước, mức áp suất trong nồi cơm điện. |
| e) Có dạng hình trụ, thường được làm bằng hợp kim nhôm. Phía trong được phủ lớp chống dính. |
về câu hỏi!