Câu hỏi:
12/07/2024 5051. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
2. Phân biệt các loại tư liệu lịch sử trong các hình từ 1.8 đến 1.11. Trong các loại tư liệu trên, đâu là tư liệu gốc?
3. Nêu ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Có thể biết và phục dựng lại lịch sử thông qua các tư liệu (được lưu giữ dưới nhiều dạng khác nhau, như: tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết…).
2. * Phân biệt các loại tư liệu trong các hình 1.8 đến 1.11
Số thứ tự | Chú thích của hình ảnh minh họa | Loại tư liệu |
Hình 1.8 | Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ | Tư liệu truyền miệng |
Hình 1.9 | Thạp đồng Đào Thịnh | Tư liệu hiện vật |
Hình 1.10 | Bìa sách Đại Việt sử kí toàn thư | Tư liệu chữ viết |
Hình 1.11 | Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp. | Tư liệu chữ viết. |
* Trong các hình 1.8 đến 1.11, tư liệu gốc là các tư liệu:
- Thạp đồng Đào Thịnh (Hình 1.9)– đây là tư liệu gốc tồn tại dưới dạng tư liệu hiện vật.
- Bìa sách Đại Việt sử kí toàn thư (Hình 1.10) và Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp (Hình 1.11) – đây là tư liệu gốc tồn tại dưới dạng tư liệu chữ viết (tư liệu thành văn)
3. Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…) được truyền từ đời này sang đời khác. Nếu khai thác đúng cách, các tư liệu truyền miệng có thể giúp chúng ta biết nhiều sự kiện lịch sử có giá trị. Ví dụ: khai thác truyền thuyết “Bánh chưng – bánh dày” có thể biết được một phần đời sống vật chất – tinh thần của cư dân Việt cổ…
- Tư liệu hiện vật: gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm…). Tư liệu hiện vật có thể giúp bổ sung hoặc kiểm chứng tính đúng đắn của các tư liệu chữ viết.
- Tư liệu chữ viết: gồm các văn bản ghi chép, sách, báo, nhật kí…. Tư liệu chữ viết giúp cung cấp nguồn sử liệu quý về các sự kiện lịch sử, nhất là là về đời sống chính trị, văn hóa.
- Tư liệu gốc: là loại tư liệu chứa đựng những thông tin ra đời vào thời điểm xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử. Xét về hình thức và nội dung phản ánh, tư liệu lịch sử gốc được chia làm 4 loại chính, là: tư liệu vật chất, tư liệu chữ viết, tư liệu hình ảnh và tư liệu ghi âm, ghi hình. => Đây là nguồn tư liệu có giá trị cao nhất, xác thực nhất trong các loại tư liệu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có phải là lịch sử không? Vì sao?
- Lịch sử và môn Lịch sử là gì?
Câu 2:
Đọc đoạn trích dưới đây và viết lại những từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử:
“Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên. Dân ta là con rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”.
(Nên học sử ta, Hồ Chí Minh)
Câu 3:
Quan sát hình 1.12 dưới đây và cho biết:
- Đây là loại sử liệu gì?
- 3 thông tin mà em tìm hiểu được.
Câu 4:
Trình bày khái niệm lịch sử và môn Lịch sử. Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
Câu 5:
1. Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, hãy cho biết kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội đã có sự thay đổi như thế nào? Chúng ta có cần phải biết về sự thay đổi đó không? Vì sao?
2. Sự kiện trong hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt lịch sử nào của dân tộc Việt Nam?
3. Vì sao cần phải học môn Lịch sử?
về câu hỏi!