Câu hỏi:
11/07/2024 1,340Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một số điểm di tích liên quan đến các nhân vật lịch sử thời Bắc thuộc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng…
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Giới thiệu khu di tích Đền Bà Triệu (Thanh Hóa)
- Đền Bà Triệu tọa lạc ở làng Phú Điền xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa. Đền cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 18 km về phía nam. Ngôi đền này thờ vị nữ anh hùng Triệu Thị Trinh, người con của huyện Quan Yên, quận Cửu Chân nay thuộc huyện Yên Định. Bà là người có công đánh đuổi giặc Đông Ngô vào thế kỷ thứ III SCN. Nhân dân biết ơn bà cho nên đã lập đền thờ bà hàng năm tổ chức hội để không bao giờ quên ơn người đã có công với tổ quốc.
- Ngôi đền nằm dựa vào sườn núi, sát lề phía Đông đường Quốc lộ 1A bên trái đường theo hướng từ Hà Nội vào. Bên cạnh đền thờ Bà Triệu, cũng có đình thờ bà gọi là đình thờ Thành hoàng làng nằm ở phía Bắc đền cách gần 1 km. Nơi đó dân cư tập trung đông đúc, người người tấp nập.
- Ngôi đền này có diện tích khoảng 4 héc-ta, được xây dựng theo kiến trúc truyền thống vùng Bắc Bộ, bao gồm: cổng ngoại, hồ nước hình chữ nhật, bình phong, cổng nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung.
- Ngày nay, đền Bà Triệu là điểm du lịch hấp dẫn nhất của nhiều khách du lịch. Không chỉ là dịp đầu năm mới hay dịp lễ hội, đền Bà Triệu vẫn là địa điểm đến tâm linh của du khách thập phương. Lễ hội đền bà được tổ chức vào 3 ngày tháng 2 âm lịch (từ ngày 21 tháng 02 đến 24 tháng 02 âm lịch). Ngày lễ này có nhiều hoạt động mang ý nghĩa dân gian, đúng phong cách truyền thống. Các hoạt động có thể kể đến như: tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ Mộc dục, tế Phụng Nghinh... Bên cạnh đó, còn có các tiết mục văn nghệ dân gian như: trò "Ngô - Triệu giao quân", hát chầu văn, thi đấu vật, leo dây, thổi cơm thi, đánh cờ tướng,.. Tất cả đều hòa chung trong không khí tưng bừng của mùa lễ hội. Dân làng thập phương đến đón rước thánh cùng hòa theo điệu nhạc náo nức.
* Giới thiệu Đình Triều Khúc – thờ Bố Cái Đại vương Phùng Hưng
- Đình Triều Khúc tên tự là Miếu Đường Lâm, tọa lạc trên mảnh đất Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đình Triều Khúc thờ Phùng Hưng – Bố Cái Đại Vương làm thành Hoàng làng. Đình tồn tại trong suốt thời gian dài trong lịch sử và gắn chặt với mảnh đất làng Triều Khúc. Điểm nổi bật của đình làng Triều Khúc vốn là nơi đặt tại bản doanh xưa kia của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Đường. Hiện nay, tại nghi môn của đình vẫn còn bút tích ca ngợi công đức của Phùng Hưng với đôi câu đối:
“An Nam tráng khí sơn hà tại
Bình bắc dư linh thảo mộc chi”
Dịch nghĩa:
(Khí mạnh dựng trời Nam, núi sống còn mãi
Oai thiêng trừ giặc Bắc, cỏ cây còn ghi)
- Đình Triều Khúc nằm trong cụm di tích lịch sử – văn hóa: Đình – Đền – Chùa Triều Khúc, là nơi hội tụ của các tín ngưỡng, tôn giáo cổ tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc. Đình là một trong những công trình kiến trúc có quy mô lớn và theo ý nghĩa của người xưa nó có tầm quan trọng ảnh hưởng tới sự thịnh vượng và sự kiện của dân làng. Trong đó, đình Triều Khúc là hợp thể của các đơn nguyên kiến trúc như: nghi môn, phương đình, hai dãy nhà giải vũ, đại đình và hậu cung.
- Tồn tại cho đến nay, ngoài các công trình kiến trúc nghệ thuật, đình Triều Khúc còn lưu giữ được một khối lượng di vật đồ sộ với nhiều thể loại, chất liệu khác nhau gồm (1 cuốn Thần phả ghi sự tích của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, 11 sắc phong sớm là năm Cảnh Hưng 44 (1783), muộn là năm Khải Định 9 (1924), 18 hoành phi và có 4 bức khảm trai, 32 câu đối 2 bộ long ngai bài vị, 3 bộ kiệu và 4 bức cuốn thư sơn son thếp vàng, 1 sập gỗ thờ, 11 bát hương sứ, 5 bộ tam sự bằng đồng, 2 bộ bát bửu, 3 hương án sơn son thếp vàng, mâm bồng, lọ hoa sứ, 1 đôi quán tẩy). Các di vật này mang giá trị lịch sử văn hóa cao, đây còn là nguồn tư liệu qúy cho việc tìm hiểu đời sống vật chất, tinh thần của một làng quê truyền thống.
- Năm 1982, đình được Sở Văn hóa Thông tin xếp hạng, đến năm 1993, được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào sơ đồ và các thông tin gợi ý dưới đây, hãy sắp xếp thời gian bùng nổ, kết quả cho đúng với tên của các cuộc khởi nghĩa đã được tìm hiểu trong bài học.
Câu 2:
Trong các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của người Việt từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X, em hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử của một cuộc khởi nghĩa mà em thấy ấn tượng nhất.
Câu 3:
Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 4:
Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Câu 5:
Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
Câu 6:
Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lý Bí
về câu hỏi!