Câu hỏi:
04/12/2019 246Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dd hỗn hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2, NO, NO2, H2) có tỉ khối so với H2 là 14,6 và dd Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác cho NaOH dư vào Z thì thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các nhận định sau:
a) Giá trị của m là 82,285 gam.
b) Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol
c) Phần trăm khối lượng FeCO3 trong X là 18,638%.
d) Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol.
e) Số mol của Mg trong X là 0,15 mol.
Tổng số nhận định đúng là
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án A
Y chứa H2 ⇒ Z không chứa NO3–. Lập sơ đồ phản ứng:
nH2SO4 = nSO42– = nBaSO4 = 140,965 ÷ 233 = 0,605 mol; nNH4+ = nkhí = 0,56 ÷ 22,4 = 0,025 mol.
► Bảo toàn điện tích: nNa+ + nK+/Z = 2nSO42– ⇒ nKNO3 = nK+ = 0,605 × 2 - 1,085 = 0,125 mol ⇒ (b) sai
● Đặt nMg2+ = x; nFe2+ = y ⇒ nNaOH = 2x + 2y + 0,025 = 1,085 mol; mkết tủa = 58x + 90y = 42,9g.
||⇒ Giải hệ có: x = 0,15 mol; y = 0,38 mol ⇒ (e) đúng.
► m = 0,15 × 24 + 0,38 × 56 + 0,125 × 39 + 0,025 × 18 + 0,605 × 96 = 88,285(g) ⇒ (a) sai.
Bảo toàn khối lượng: mH2O = 31,12 + 0,605 × 98 + 0,125 × 101 - 88,285 - 0,2 × 29,2 = 8,91(g) ⇒ nH2O = 0,495 mol.
Bảo toàn nguyên tố Hidro: nH2 = (0,605 × 2 - 0,025 × 4 - 0,495 × 2)/2 = 0,06 mol.
Bảo toàn nguyên tố Nitơ: ∑n(NO,NO2) = ∑nN/Y = 0,125 - 0,025 = 0,1 mol.
⇒ nFeCO3 = nCO2 = 0,2 - 0,1 - 0,06 = 0,04 mol ⇒ %mFeCO3 = 0,04 × 116 ÷ 31,12 × 100% = 14,91% ⇒ (c) sai.
► mX = mMg + mFe + mO + mCO3 ⇒ mO = 31,12 - 0,15 × 24 - 0,38 × 56 - 0,04 × 60 = 3,84(g).
⇒ nO = 0,24 mol ⇒ nFe3O4 = 0,06 mol ⇒ (d) sai ⇒ chỉ có (e) đúng ⇒ chọn A.
► Nhận xét: Đề chuẩn hơn nên là Z không chứa ion Fe3+.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Thể tích (ở đktc) hỗn hợp khí CO và H2 tối thiểu cần dùng để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X là
Câu 2:
Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa HCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,2M. Lắc đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng bằng 0,75m gam và V lít (ở đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m và V lần lượt là:
Câu 3:
Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch A và một kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là
Câu 4:
Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Trong các hóa chất sau: KMnO4, Cl2, NaOH, CuSO4, Cu, KNO3, KI. Số chất tác dụng với dung dịch X là
Câu 5:
Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
Câu 6:
Dung dịch nào sau đây có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 ?
Câu 7:
Cho 35,48 gam hỗn hợp X gồm Cu và FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được NO; 0,03 mol khí CO2; dung dịch Y và 21,44 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối lượng là
2.1. Xác định công thức phân tử peptit
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P2)
1.1. Khái niệm
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P1)
Bài tập thủy phân(P1)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 8: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận