Câu hỏi:
05/12/2019 371Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí Z gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch T và 27,96 gam kết tủa. Cô cạn T được chất rắn M. Nung M đến khối lượng không đổi, thu được 8,064 lít hỗn hợp khí Q (có tỉ khối hơi so với He bằng 9,75). Các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án A
Quy X về Mg, Cu, O và S. Do không còn sản phẩm khử nào khác ⇒ Y không chứa NH4+.
Dễ thấy T chỉ chứa các muối nitrat ⇒ Q gồm NO2 và O2. Giải hệ có: nNO2 = nO2 = 0,18 mol. Lại có:
► 2Mg(NO3)2 2MgO + 4NO2 + O2 || 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2 || 2NaNO3 2NaNO2 + O2.
⇒ nO2/NaNO3 = ∑nO2 - nNO2 ÷ 4 = 0,135 mol ⇒ nNaNO3 = 0,27 mol. Bảo toàn nguyên tố Nitơ:
⇒ ∑nN/T = 0,18 + 0,27 = 0,45 mol. Lại có: nBa(NO3)2 = nBaSO4 = 0,12 mol. Bảo toàn nguyên tố Nitơ:
● nNO3–/Y = 0,45 - 0,12 × 2 = 0,21 mol || nNa+ = nNaNO3 ban đầu = 0,27 mol; nSO42– = nBaSO4 = 0,12 mol.
Bảo toàn nguyên tố Nitơ: nNO2/Z = 0,27 - 0,21 = 0,06 mol ⇒ nSO2 = 0,09 - 0,06 = 0,03 mol.
► Dễ thấy ∑ne(Mg, Cu) = 2∑n(Mg, Cu) = ∑nđiện tích(Mg, Cu)/Y = 0,12 × 2 + 0,21 - 0,27 = 0,18 mol.
mO/X = 0,3m ⇒ nO/X = 0,01875m (mol) ||⇒ Bảo toàn electron: ∑ne(Mg, Cu) + 6nS = 2nO + nNO2 + 2nSO2
⇒ nS/X = (0,00625m - 0,01) mol ⇒ ∑m(Mg, Cu) = m - 0,3m - 32 × (0,00625m - 0,01) = (0,5m + 0,32) (g).
||⇒ mmuối/Y = 4m (g) = 0,5m + 0,32 + 0,27 × 23 + 0,21 × 62 + 0,12 × 96 ⇒ m = 8,88(g) ⇒ chọn A.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho 14 gam bột sắt vào 150ml dung dịch CuCl2 2M và khuấy đều, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Câu 2:
Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B được 90,4 gam muối khan. Nếu cho dung dịch B tác dụng với Cl2 dư thì được 97,5 gam muối khan. Giá trị của m là
Câu 3:
Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M, thu được V lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
Câu 4:
Hoàn tan hoàn toàn 1,92 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N5+). Giá tri của X là
Câu 5:
Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian, hiện tượng quan sát được là
Câu 6:
Kim loại nào dưới đây không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?
về câu hỏi!