Câu hỏi:
13/07/2024 9,803Một bóng đèn có ghi 220V-100W.
a) Nêu ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.
b) Tính điện trở của bóng đèn.
c) Trung bình mỗi ngày bóng đèn hoạt động trong thời gian 5 giờ ở hiệu điện thế 220V. Tính số tiền phải trả cho việc dùng bóng đèn trong 1 tháng (30 ngày).
Biết rằng giá tiền 1 số điện là 1500 đồng.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Tóm tắt:
Uđm= 220 V
Pđm= 100 W
U = 220 V
t = 5h
T = 1500 đồng/số điện
a. Ý nghĩa của 220 V; 100W?
b. Rđ= ?
c. T’ = ?
Giải:
a. Ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn
+ 220V: là hiệu điện thế định mức của đèn.
+ 100W: là công suất định mức của đèn.
Nghĩa là khi đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu thế là 220V thì bóng đèn hoạt động bình thường và công suất mà bóng đèn tiêu thụ khi đó là 100W
b. Điện trở của đèn là : \[R = \frac{{U_{dm}^2}}{{{{\rm{P}}_{dm}}}} = \frac{{{{220}^2}}}{{100}} = 484\Omega \]
c.
+ Đèn được mắc vào hiệu điệnt thế 220 V nên đèn hoạt động bình thường với công suất P = Pđm= 100 W.
+ Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong ngày là
A = P . t = 100.5 = 500 (Wh) = 0,5 kWh
+ Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng (30 ngày) là
A30= 30.A = 30.0,5 = 15 kWh hay 15 số điện.
+ Số tiền phải trả là: T’ = 15.T = 15.1500 = 22 500 đồng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho mạch điện như sơ đồ (hình vẽ).
Biết R1= 6Ω, R2= 12Ω, UAB= 36V.
a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở?
b/ Mắc thêm điện trở R3= 6Ω song song với điện trở R1. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện, tính điện trở tương đương của cả đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mạch chính ?
Câu 2:
Xét các dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 3 lần thì điện trở của dây dẫn:
Câu 3:
Một bàn là ghi 220V - 1000W mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V. Cường độ dòng điện qua bàn là là bao nhiêu?
Câu 4:
Đoạn mạch MN gồm hai điện trở R1= 3 ; R2= 2 mắc nối tiếp với nhau. Cường độ dòng điện chạy qua R1là I1= 1,25A. Hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch MN là:
Câu 6:
Phát biểu và viết biểu thức của định luật Ôm? Nêu tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức?
Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 1 (có đáp án): Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
Bài tập Thấu kính hội tụ có đáp án
Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 9 cực hay, có đáp án (Đề 1)
Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài tập định luật Ôm có đáp án
Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm có đáp án (Mới nhất)
Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 21 (có đáp án): Nam châm vĩnh cửu
Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 4 (có đáp án): Đoạn mạch nối tiếp
Trắc nghiệm vật lý 9 Bài tập định luật ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc song song có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận