Câu hỏi:
04/04/2022 617Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
Một người nọ đứng dưới mái hiên trú mưa, nhìn thấy Quan Âm cầm ô đi ngang qua. Người nọ nói: "Quan Âm Bồ Tát, xin hãy phổ độ chúng sinh một chút, cho con đi nhờ một đoạn được không ạ?".
Quan Âm nói: "Ta ở trong mưa, ngươi ở dưới mái hiên, mà mái hiên lại không mưa, ngươi không cần ta phải cứu độ". Người nọ lập tức chạy vào màn mưa, đứng dưới mưa: "Hiện tại con cũng ở trong mưa rồi, có thể cho con đi nhờ không ạ?".
Quan Âm nói: "Ngươi ở trong mưa, ta cũng ở trong mưa, ta không bị dính mưa, bởi vì có ô; ngươi bị dính mưa, bởi vì không có ô. Bởi vậy, không phải là ta đang cứu độ mình, mà là ô cứu độ ta. Ngươi muốn được cứu độ, không cần tìm ta, hãy đi tìm ô!", dứt lời Quan Âm bèn rời đi.
Ngày hôm sau, người nọ lại gặp phải chuyện nan giải, bèn đến miếu cầu xin Quan Âm. Bước vào trong miếu, mới phát hiện có một người đang vái lạy Quan Âm, người đó giống Quan Âm như đúc.
Người nọ hỏi: "Bà là Quan Âm sao ạ?".
Người kia trả lời: "Đúng vậy".
Người nọ lại hỏi: "Vậy tại sao Quan Âm lại vái lạy chính mình?".
Quan Âm cười nói: "Bởi vì ta cũng gặp chuyện khó khăn, nhưng ta biết, cầu xin người khác không bằng cầu xin chính mình".
Theo https://www.truyenngan.com.vn/truyen-ngan/truyen-ngan-song/44805-10-mau-truyen-ngan-10-bai-hoc-lon.html
Biện pháp tu từ chính nào được sử dụng trong văn bản trên?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Ẩn dụ là biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản trên.
Đáp án cần chọn là: C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Chó đã không được chọn lựa làm thực phẩm, hiển nhiên có lý do của nó, không chỉ vì nó có khoái khẩu và bổ dưỡng hay không. Loài người thuần hoá ngựa để cưỡi, trâu để kéo cày, mèo để bắt chuột và chó để trông nhà, và quan trọng hơn để là bạn với con người, đặc biệt là làm bạn với trẻ con.
Tôi, thằng Hải cò và con Tí sún không thể nói với Hoàng tử bé "Thịt của bạn ngon lắm". Mọi đứa trẻ khác cũng không thể nói với mọi con chó khác những lời như thế. Ðơn giản, trẻ con không bao giờ nhìn chó như nhìn một món ăn, dù gươm kề cổ.
(3) Còn tại sao chó trở thành bạn của con người thì có lẽ tôi không cần phải giải thích. Tôi tin bất cứ ai đọc cuốn sách này cũng từng có một con chó là bạn. Với một đứa trẻ, thèm ăn thịt một con chó cũng chẳng khác nào thèm ăn thịt một đứa bạn thân của mình. Ðiều đó đáng kinh sợ, vì đứa trẻ khi đó sẽ giống như những con yêu tinh ăn thịt người trong các câu chuyện cổ.
Trích Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Với một đứa trẻ, thèm ăn thịt một con chó cũng chẳng khác nào thèm ăn thịt một đứa bạn thân của mình.”?
Câu 2:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hạnh phúc
Là sự bình yên sau những trận bom rền
Là qua trận sốt rét rừng
Đồng đội không người nào nằm lại
Là những lời hẹn hò bên nhau mãi mãi
Là lửa cháy na pan không thiêu chảy tiếng cười…
Hạnh phúc
Là khi những người lính trở về
Chống nạng run run ngã vào vòng tay mẹ
Nhận ra mình hãy còn thơ bé
Òa khóc một lần cho thỏa những ước ao….”
(Khúc vĩ thanh sau cuộc chiến – Chu Thị Thơm)
Phép liệt kê trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
Câu 3:
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 4:
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 5:
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
XUÂN NGUYỆN
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắngNếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dươngNếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấmNếu là người, tôi sẽ chết cho quê hươngLà chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềmTừ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liềnLà hoa, tôi nở tình yêu ban sớmCùng muôn trái tim ngất ngây hoà bìnhLà mây, theo làn gió tung bay khắp trờiNghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lờiLà người, xin một lần khi nằm xuốngNhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ
Trương Quốc Khánh
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu thơ sau?
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắngNếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dươngNếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấmNếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Câu 6:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hạnh phúc
Là sự bình yên sau những trận bom rền
Là qua trận sốt rét rừng
Đồng đội không người nào nằm lại
Là những lời hẹn hò bên nhau mãi mãi
Là lửa cháy na pan không thiêu chảy tiếng cười…
Hạnh phúc
Là khi những người lính trở về
Chống nạng run run ngã vào vòng tay mẹ
Nhận ra mình hãy còn thơ bé
Òa khóc một lần cho thỏa những ước ao….”
(Khúc vĩ thanh sau cuộc chiến – Chu Thị Thơm)
Xác định hai biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 7:
bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
VẪN CẦN CÓ MẸ
Cho dù con sắp già rồi
Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ
Vẫn cần Mẹ hát ầu ơ
Ru con khỏi những bơ vơ lòng mình.
Cho dù sáng giá công danh
Con vẫn cần Mẹ ân cần sớm hôm
Một chén nước, một bát cơm
Từ tay Mẹ, vẫn sướng hơn tiệc tùng.
Cho dù con là người hùng
Con vẫn cần Mẹ mắc mùng đêm khuya
Gió từ tay quạt Mẹ đưa
Mát hơn ngàn vạn cơn mưa đầu mùa.
Mẹ ơi con biết là thừa
Nói câu "ơn Mẹ", dù chưa bao giờ
Con biết Mẹ cũng chẳng chờ
Nuôi con khôn lớn để nhờ mai sau.
Nhưng mà con thấy xót đau
Cả đời Mẹ đã dãi dầu đắng cay
Con đi biền biệt tháng ngày
Lúc dừng chân đã mây bay trắng đầu.
Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu
Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà
Con về gần, Mẹ đã xa
Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà, mồ côi!
Mai sau dù có già rồi
Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ!
Nguyễn Văn Thu
Biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ sau: “Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu/ Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà”?
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Định luật khúc xạ ánh sáng
về câu hỏi!