Câu hỏi:
05/04/2022 398Máy bay Mĩ đã ném bom ồ ạt nhiều loạt bom đạn xuống các khu đông dân, bệnh viện, trường học, bến xe, nhà ga…, gây nhiều thương vong cho nhân dân ta. Số lượng bom đạn Mĩ ném trong 12 ngày đêm lên tới 10 vạn tấn (riêng Hà Nội là 4 vạn tấn), với sức công phá bằng 5 quả bom nguyên tử thuộc loại Mĩ ném xuống Nhật Bản vào năm 1945. Đây thật sự là cuộc tập kích chiến lược bằng không quân với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh.
Nhờ chuẩn bị tốt cả về tư tưởng và tổ chức, lực lượng và phương tiện, quân dân ta ở miền Bắc , trực tiếp là quân dân Hà Nội, Hải Phòng… đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 của Mĩ.
Trong toàn bộ cuộc chiến đấu đập tan cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân dân ta đã đánh rơi 81 máy bay Mĩ (trong đó có 34 máy bay B2, 5 máy bay F111), bắt sống 44 giặc lái, bắn chìm và bắn hỏng 9 tàu chiến. Riêng Hà Nội đã bắn rơi 30 máy bay, trong đó có 23 máy bay B52, 2 máy bay F111.
(Theo Đại cương Lịch sử Việt Nam tập III, trang 245)
Mĩ thực hiện ném bom xuống Hà Nội trong thời gian bao lâu?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Máy bay Mĩ đã ném bom ồ ạt nhiều loạt bom đạn xuống các khu đông dân, bệnh viện, trường học, bến xe, nhà ga…, gây nhiều thương vong cho nhân dân ta. Số lượng bom đạn Mĩ ném trong 12 ngày đêm.
Đáp án cần chọn là: A
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bản tuyên bố chung của 26 nước ngày 1-1-1942 đã đánh dấu sự hình thành Mặt trận Đồng minh chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới.
Để củng cố Mặt trận Đồng minh chống phát xít, tăng cường quan hệ hợp tác giữa ba nước Liên Xô và Anh, Mĩ, tháng 5-1942, chính phủ Liên Xô đã cử ngoại trưởng Mô-lô-tốp sang Luân Đôn và Oa-sinh-tơn để đàm phán với các nhà lãnh đạo hai nước Anh, Mĩ. Ngày 26-5-1942, tại Luân Đôn đã kí kết một hiệp ước giữa Anh và Liên Xô về việc liên minh chống nước Đức Hít le cùng bọn tay sai ở Châu Âu, và việc tương trợ lẫn nhau sau chiến tranh. Ngày 11-7-1942, tại Oa-sinh-tơn đã kí kết Hiệp ước Liên Xô-Mĩ vê những nguyên tắc tương trợ trong quá trình chiến tranh chống xâm lược.
Như vậy, nhờ sự cố gắng của Liên Xô, Mặt trận Đồng minh chống phát xít toàn thế giới, mà nòng cốt là Liên Xô, Anh, Mĩ cuối cùng cũng được thành lập. Sự tồn tại của Mặt trận Đồng minh đã có ý nghĩa tích cực, to lớn trong việc đoàn kết và hợp tác chiến đấu giữa các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để chiến thắng kẻ thù.
(Lịch sử thế giới hiện đại, trang 204)
Sự kiện nào mở đầu phong trào chống phát xít trên toàn thế giới?
Câu 2:
Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.
Trong bối cảnh đó, tháng 3 – 1921, Đảng Bìnsevich Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới(NEP) do V.I. Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.
Trong nông nghiệp, Nhà nước thay thế chế độ trung thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường. Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp. Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động. Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.
Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Xô viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. Cho đến nay, Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 53 – 54).
Chính sách kinh tế mới bao gồm các chính sách chủ yếu về
Câu 3:
Từ tháng 5-1949, Mĩ từng bước can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Ngày 23-12-1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế-tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai, qua đó, Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
Tháng 9-1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
Sau những hiệp định này, viện trợ của Mĩ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương: năm 1950 là 52 tỉ phrăng – chiếm 19% ngân sách; năm 1954 là 555 tỉ - chiếm 73% ngân sách. Các phái đoàn viện trợ kinh tế, cố vấn quân sự Mĩ đến Việt Nam ngày càng nhiều. Các trung tâm và các trường huấn luyện của Mĩ bắt đầu tuyển chọn, đưa người Việt Nam sang học ở Mĩ.
(Theo SGK Lịch sử lớp 12, trang 139)
Sự kiện nào đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu và can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?
Câu 4:
Tại Hội nghị Ianta (2-1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN).
Từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc (LHQ).
Ngày 24-10-1945,với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10-01-1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn), với sự tham dự của 51 nước.
Đến năm 2011, LHQ có 193 quốc gia thành viên, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Thành viên mới nhất của LHD là Nam Sudan, chính thức gia nhập ngày 14-7-2011.
LHQ hoạt động với những nguyên tắc cơ bản sau:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết gữa các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
Khi Liên hợp quốc được thành lập, năm ngôn ngữ chính được lựa chọn là: tiếng Anh, tiếng Hoa,tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm từ năm 1973. Ban thư kí sử dụng hai ngôn ngữ làm việc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong số ngôn ngữ chính thức của LHQ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20 tiếng Nga là 4 và tiếng Hoa là 2. Tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên LHQ (8 và 6) nhưng lại không phải ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.
Đại hội đồng LHQ họp phiên đầu tiên tại đâu?
Câu 5:
Ba nước Đông Dương gia nhập ASEAN muộn (vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX) vì:
Câu 6:
Sau khi được phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là sự phát triển “thần kì”.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973, tuy có giảm đi những vẫn bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Canada, vươn lên đứng thứ hai thế giới tư bản (sau Mĩ).
Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế -tài chính lớn của thế giới (cùng với Mỹ và Tây Âu).
Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học-kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD. Khoa học-kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt được nhiều thành tựu lớn.
Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng thế giới (như tivi, tủ lạnh, ô tô,…) Nhật Bản còn đóng tàu chở dầu trọng tải 1 triệu tấn; xây dựng các công trình thế kỉ như đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối hai đảo Honsu và Hôcaiđô, cầu đường bộ dài 9,4km nối hai đảo Honsu và Sicocu.
(Theo SGK Lịch sử lớp 12, trang 54)
Giai đoạn phát triển thần kì của Nhật Bản diễn ra trong thời gian nào?
Câu 7:
Liên Bang Nga có diện tích 17,1 triệu km2, lớn gấp 1,6 lần diện tích toàn châu Âu, 1,8 lần lãnh thổ Mĩ và là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Tiềm năng về cán bộ kĩ thuật, về tài nguyên thiên nhiên ở nước Nga rất lớn. Tuy nhiên, từ nửa sau những năm 70 trở lại đây (cả trong thời kì còn nằm trong Liên bang Xô Viết và sau khi Liên bang này tan rã), nền kinh tế nước Nga khủng hoảng, suy sụp. Cuộc cải tổ đã diễn ra toàn Liên bang, trong đó có nước Nga, nhưng không cứu vãn được tình hình. Nhưng rồi cải tổ cũng bị chấm dứt do cuộc đấu tranh trong nội bộ của những người lãnh đạo Liên Xô. Liên bang Nga đi theo con đường của mình. Đường lối kinh tế cũng như chính sách đối nội, đối ngoại của nước nga do những người chủ trương “con đường tư nhân hóa” quyết định.
Từ năm 1992, Tổng thống Enxin, Thủ tướng Gai đa và những người cộng sự của họ đã đề ra cương lĩnh tư nhân hóa nền kinh tế nước Nga.
Quá trình tư nhân hóa ở Nga được bắt đầu từ tháng 7-1992, nhưng trên thực tế ngay từ năm 1987 đã diễn ra sự chuyển hóa tài sản nhà nước vào tay tư nhân qua việc cho phép các xí nghiệp lập các hợp tác xã nhỏ. Sau một thời gian hoạt động, vin vào cớ này, cớ nọ, xí nghiệp xin rút khỏi hợp tác xã và bán lại số diện tích và trang thiết bị đó theo giá còn lại.
(Theo Lịch sử thế giới hiện đại, trang 467- 468)
Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới?
về câu hỏi!