Câu hỏi:

06/04/2022 366

Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là 

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).

Tổng ôn toán Tổng ôn lý Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Đối với nông dân, ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, nếu không có ruộng đất thì không thể cày cấy và có lương thực để phục vụ cho đời sống hàng ngày. Chính vì thế, ruộng đất đi liền với mạng sống của người nông dân và quyết định quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp. 

- Sau khi ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang”, chính sách thâm độc nhất mà thực dân Pháp thực hiện trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam là chính sách đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

Đáp án cần chọn là: A

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời, họ cũng muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu 

vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và sự thất bại là không tránh khỏi. Hơn nữa, những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.

Ngày 8 – 8 – 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Thái Lan và Philippin. Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 – 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực đối với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội.

Vào thời điểm này, quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.

Sau thời kì căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỷ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề Campuchia”, Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hoà dịu. Đây cũng là thời kì kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 31).

Nội dung nào dưới đây không phải là yếu tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án » 06/04/2022 4,676

Câu 2:

Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. 

Ban đầu, tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,…) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Bên cạnh đó, những cơ sở nông nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện,… cũng lần lượt ra đời. 

Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Những đoạn đường sắt quan trọng ở Bắc Kì và Trung Kì dần dần được xây dựng. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2.059 km. Đường bộ được mở rộng đế những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn)… Một số cảng biển, cảng sông cũng được mở mang vào thời kì này như: Cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng. Các tuyến đường biển đã vươn ra nhiều nước trên thế giới.

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.

Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.

Cơ cấu xã hội biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.

(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 137, 155)

Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

Xem đáp án » 06/04/2022 3,297

Câu 3:

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc - Nam là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.

Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc – “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một - Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 – 1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Từ ngày 15 đến ngày 21 – 11 – 1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.

Từ ngày 24 – 6 đến ngày 3 – 7 – 1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất kì họp đầu tiên tại Hà Nội.

Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất, quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2 – 7 – 1976), quyết định Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. 

Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

Với kết quả của kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI, công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. Từ đây, việc tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước.

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa thành lập đã có 94 nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Ngày 20 – 9 – 1977, nước ta trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 201 – 203).

Cho các dữ liệu sau:

1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.

2. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn.

3. Hội nghị lần thứ 24 của Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Hãy sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian thể hiện quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Xem đáp án » 06/04/2022 1,458

Câu 4:

Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước châu Phi. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là khu vực Bắc Phi, sau đó lan ra các khu vực khác.

Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) lật đổ Vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập (18 – 6- 1953). Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập. Sau 8 năm đầu tranh vũ trang chống Pháp (1954 - 1962), nhân dân Angiêri, Tuynidi, Marốc và Xuđăng giành được độc lập năm 1956, Gana - năm 1957, Ghinê - năm 1958 v.v..

Đặc biệt, lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phivới 17 nước được trao trả độc lập. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

Từ sau năm 1975, nhân dân các nước thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.

Sau nhiều thập kỉ đấu tranh, nhân dân Nam Rôđêdia tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Dimbabuê (18 – 4 – 1980). Ngày 21 - 3 - 1990, Namibia tuyên bố độc lập sau khi thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi.

Ngay tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11 – 1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Acthai). Sau đó, với cuộc bầu cử dân chủ giữa các chùng tộc ở Nam Phi (4- 1994), Nenxon Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 35 - 37).

Cho các dữ liệu sau:

1) 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

2) Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla.

3) Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai chính thức bị xóa bỏ.

4) Tuynidi, Marốc và Xu đăng giành độc lập.

Hãy sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian về thắng lợi cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Xem đáp án » 06/04/2022 1,391

Câu 5:

Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

Sáng sớm 16 – 9 - 1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18 – 9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rất quan này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8 – 10 – 1950) và ngày 13 – 10 – 1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.

Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22 – 10 – 1950.

Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình (4 – 11 – 1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản.

Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 136 – 138)

Ý nghĩa chiến lược của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là gì?

Xem đáp án » 06/04/2022 1,273

Câu 6:

Về kinh tế, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ đến.

Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Sở dĩ kinh tế Mĩ có được sự phát triển và sức mạnh to lớn như vậy là do một số yếu tố sau: 1. Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo; 2. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh; 3. Mĩ đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất; 4. Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước; 5. Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

Về khoa học - kĩ thuật, Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu lớn.

Về chính trị - xã hội,từ năm 1945 đến đầu những năm 70, nước Mĩ đã trải qua năm đời tổng thống (từ H. Truman đến R. Níchxơn). Chính sách đối nội chủ yếu của chính quyền Mĩ đều nhằm cải thiện tình hình xã hội. Mỗi đời tổng thống đưa ra một chính sách cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn trong nước.

Đồng thời, chính quyền Mĩ luôn thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.

Tuy là nước tư bản phát triển, là trung tâm kinh tế - tài chính nhưng nước Mỹ không hoàn toàn ổn định. Xã hội Mĩ vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội.

Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của nhân dân vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức.

Về đối ngoại, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

Chiến lược toàn cầu của Mỹ được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau, nhằm thực hiện ba muc tiêu chủ yếu: một là, ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới; hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản Quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới; ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Tháng 2 – 1972, Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra mới trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc được thiết lập. Đến tháng 5 – 1972, Níchxơn tới thăm Liên Xô, thực hiện sách lược hoà hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào đấu tranh mạng của các dân tộc.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 42 – 44).

Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Mĩ 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 06/04/2022 1,018

Câu 7:

Từ phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng Cộng sản Đông Dương đã rút ra bài học gì về việc tập hợp lực lượng cách mạng?

Xem đáp án » 06/04/2022 846

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Vietjack official store