Câu hỏi:
07/04/2022 173Ở một loài động vật có vú, khi cho giữa một cá thể đực có kiểu hình lông hung với một cá thể cái có kiểu hình lông trắng đều có kiểu gen thuần chủng, đời F1 thu được toàn bộ đều lông hung. Cho F1 ngẫu phối thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 37,5% con đực lông hung: 18,75% con cái lông hung: 12,5% con đực lông trắng : 31,25% con cái lông trắng. Tiếp tục chọn những con lông hung ở đời F2 cho ngẫu phối thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Về mặt lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về F3?
(1). Tỉ lệ lông hung thu được là 7/9.
(2). Tỉ lệ con cái lông hung thuần chủng là 5/18.
(3). Tỉ lệ con đực lông hung là 4/9.
(4). Tỉ lệ con đực lông trắng chỉ mang các alen lặn là 1/18.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp:
Bước 1: Biện luận quy luật di truyền và kiểu gen P, viết sơ đồ lai, kiểu gen F1; F2; F3.
Chú ý nếu có tương tác gen kết hợp với di truyền liên kết giới tính cần xét gen đó nằm ở vùng tương đồng hay không tương đồng.
Bước 2: Xét các phát biểu.
Cách giải:
P: đực hung t/c × cái trắng tc F1: 100% lông hung
F1 ×F1 → F2: 37,5% đực hung : 12,5% đực trắng ↔ 6 đực hung : 2 đực trắng
18:75% cái hung : 31,25% cái trắng ↔ 3 cái hung : 5 cái trắng
Do F2 có tỉ lệ kiểu hình 2 giới không bằng nhau vả xuất hiện 16 tổ hợp giao tử (9 hung: 7 trắng).
→ Tính trạng do 1 gen trên NST thường và 1 gen nằm trên NST giới tính cùng tương tác bổ trợ (9:7) qui định.
Qui ước: A-B- = hung A-bb = aaB- = aabb = trắng
Ở động vật có vú, con cái XX, con đực XY.
Ở động vật có vú, con cái XX, con đực XY. Phép lai P giữa con đực thuần chủng lông hung (AAXBY-) và con cái lông trắng (aaXbXb) xuất hiện F1 toàn bộ lông hung (A-XBX-và A-XBY-) thì con đực (AAXBY-) ở thế hệ P phải cho YBnên gen thuộc vùng tương đồng trên cặp NST giới tính XY.
Ptc: đực hung (AAXBYB) × cái trắng (aaXbXb) → F1 toàn hung
→ F1: AaXBXb × AaXbYB
F2: (3A-: 1aa)(1 XBXb: 1 XbXb: 1XBYB: 1XbYB)
Lông hung F2:
Giới cái: (AA:2Aa)XBXb
Giới cái: (AA:2Aa)(1XBYB: 1XbYB)
Lông hung F2 × lông hung F2:
Xét riêng từ cặp
(1AA : 2Aa) × (1AA : 2Aa) ↔ (2A:1a) × (2A:1a)
F3: 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa
(XBXb) × (1XBYB: 1XbYB) ↔ (1XB:1Xb) × (1XB:1Xb:2YB)
F3: 1/8XBXB2/8XBXb: 1/8 XbXb: 3/8XBYB: 1/8XbYB
Vậy F3:
I đúng, tỉ lệ lông hung thu được A-B- là 8/9 × 7/8 = 7/9
II sai, tỉ lệ con cái lông hung thuần chủng:
III đúng, tỉ lệ con đực lông hung:
IV sai tỉ lệ con đực lông trắng chỉ mang các gen lặn là 0 (vì đực có các kiểu gen XBYBvà XbYB)
Chọn A.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể?
Câu 2:
Quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng ở một loài động vật (2n = 4) dưới kính hiển vi với độ phóng đại như nhau, người ta ghi nhận được một số sự kiện xảy ra ở hai tế bào này như sau:
Biết rằng trên NST số 1 chứa alen A, trên NST số 1’ chứa alen a; trên NST số 2 chứa alen B, trên NST số 2’ chứa alen b và đột biến chỉ xảy ra ở một trong hai lần phân bào của giảm phân, tế bào X là tế bào sinh tinh, tế bào Y là tế bào sinh trứng. Cho một số phát biểu sau đây:
(1). Tế bào X bị rối loạn giảm phân II và tế bào Y bị rối loạn giảm phân I.
(2). Tế bào X không tạo được giao tử bình thường.
(3). Tế bào Y tạo ra giao tử đột biến với tỉ lệ 1/2.
(4). Nếu giao tử tạo ra từ hai tế bào này thụ tinh với nhau có thể hình thành nên 2 loại hợp tử với kiểu gen AaBbb hoặc aab.
Số phát biểu đúng là
Câu 3:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, trong quá trình hình thành loài mới, sự cách ly địa lí có vai trò
Câu 4:
Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể tạo được 4 loại giao tử với tỉ lệ 3: 3: 1: 1 nếu quá trình giảm phân ở các trường hợp đều xảy ra bình thường?
(1). 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen trong giảm phân đều xảy ra hoán vị gen.
(2). Cơ thể đực có kiểu gen xảy ra hoán vị gen với tần số 25%.
(3). 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb.
(4). 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen trong đó chỉ có 3 tế bào liên kết hoàn toàn.
Câu 5:
Ở sinh vật nhân thực, chức năng của vùng đầu mút nhiễm sắc thể (NST) là
Câu 6:
Ở ruồi giấm, gen N nằm trên NST giới tính X gây chết đối với con đực và khi nó ở trạng thái đồng hợp thì gây chết đối với con cái. Những con ruồi cái có kiểu gen XNXn thì đầu cánh có mấu nhỏ. Những con ruồi cái có kiểu gen XnXn và những con ruồi đực có kiểu gen XnY thì có dạng cánh bình thường. Cho lai giữa ruồi đực có dạng cánh bình thường với ruồi cái dạng cánh có mấu nhỏ thì tỉ lệ giữa ruồi dạng cánh có mấu nhỏ với ruồi có dạng cánh bình thường ở F1 là
Câu 7:
Một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là Biết rằng không xảy ra đột biến, cấu trúc NST không thay đổi trong giảm phân, 1 gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). F4 có 15 kiểu gen.
(2). Ở F3, kiểu gen đồng hợp lặn về cả ba cặp gen chiếm tỷ lệ 21/128.
(3). Ở F4, kiểu hình trội về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 289/1280.
(4). Ở F3, tần số alen A là 0,7.
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
về câu hỏi!