Câu hỏi:
09/04/2022 481Cho biết các côđon mã hóa axit amin như sau:
Côdon |
5’AUG3’ |
5’UAA3’, 5’UAG3’ 5’UGA3’ |
5’GAU3’ 5’GAX3’ |
5’UAU3’ 5UAX3’ |
5’AGU3’ 5’AGX3’ |
5’XAU3’ 5’XAX3’ |
Axit amin |
Metionin |
Kết thúc |
Aspactic |
Tirozin |
Xerin |
Histidin |
Một đoạn mạch mã gốc của alen D có trình tự nucleotit là: 3’TAX XTA GTA ATG TXA ……ATX5’. Alen D bị đột biến tạo ra 4 alen mới. Biết rằng đột biến không làm thay đổi mức độ hoạt động của các alen và trình tự nucleotit của các alen là:
D1: 3’TAX XTA GTG ATG TXA ……ATX5’.
D2: 3’TAX XTG GTA ATG TXA ……ATX5’.
D3: 3’TAX XTA GTA ATG TXG ……ATX5’.
D4: 3’TAX XTA GTA GTG TXA ……ATX5’.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen D1 và alen D3 có tổng liên kết hidro bằng nhau.
II. Cá thể mang kiểu gen D3D3 có kiểu hình giống cá thể mang kiểu gen D4D4.
III. Trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit do alen D1 quy định là Met-Asp-His-Tir-Xer.
IV. Trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit do alen D4 quy định là Met-Asp-His-Tir-Xer.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án B
Giải thích: Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II. → Đáp án B.
I đúng. Vì so sánh alen D1 với alen D3 thì chúng ta thấy D3 chỉ khác D1 ở cặp nucleoti số 9 và cặp ở vị trí số 15. Hoán đổi vị trí giữa 9 và 15 cho nhau, nên số lượng, thành phần các loại nucleotit của 2 alen này là giống nhau.
II đúng. Vì D4 khác D3 ở cặp nucleotit số 15, làm cho côđon AGX (quy định Xerin) do alen D3 quy định được thay bằng côđon AGU (quy định Serin) ở alen D4.
III sai. Vì alen D1 có trình tự 3’TAX XTA GTG ATG TXA ……ATX5’ nên phân tử mARN là 5’AUG GAU XAX UAX AGU… UAG3’. Do đó trình tự các axit amin là Met – Asp – His – Tir - Asp.
IV sai. Vì alen D4 có trình tự 3’TAX XTA GTA GTG TXA ……ATX5’ nên phân tử mARN là 5’AUG GAU XAU XAX AGU… UAG3’. Do đó trình tự các axit amin là Met – Asp – His – His – Xer.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Câu 3:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiểu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong các loại đột biến gen, đột biến mất một cặp nuclêôtit luôn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
II. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vùng mã hóa của gen chỉ làm thay đổi một bộ ba ở trên phân tử mARN mà không làm thay đổi các bộ ba khác.
III. Nếu quần thể không có sự tác động của các tác nhân gây đột biến, không có di - nhập gen thì không có thêm alen mới.
IV. Trong giảm phân, nếu phát sinh đột biến gen thì alen đột biến có thể sẽ được di truyền cho đời sau.
Câu 4:
Một loài thực vật, xét 2 tính trạng là chiều cao thân và màu sắc hoa, mỗi tính trạng do 1 gen quy và alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) đều có thân cao, hoa đỏ và dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1?
I. Mỗi tính trạng đều có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1.
II. Nếu kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở F1 chỉ có 1 loại kiểu gen quy định thì hai cây P phải có kiểu gen giống nhau.
III. Nếu F1 có 4 loại kiểu gen với tỉ lệ bằng nhau thì hai cây P phải có kiểu gen khác nhau.
IV. Nếu F1 có 7 kiểu gen thì kiểu hình thân cao, hoa đỏ chỉ có 3 kiểu gen quy định.
Câu 5:
Câu 6:
Câu 7:
Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định khả năng chống chịu kim loại nặng trội hoàn toàn so với alen b không có khả năng chống chịu kim loại nặng. Cho các cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Tiến hành lấy tất cả các cây thân cao ở F1 trồng ở vùng đất ô nhiễm kim loại nặng để tạo rừng trồng trên đất ô nhiễm. Các cây này lớn lên giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F2 có tổng số 90000 cây. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2 có 40000 cây dị hợp tử 1 cặp gen.
II. Ở F2 có 20000 cây đồng hợp tử 2 cặp gen.
III. Các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên thì ở F3 có số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 1/9.
IV. Lấy 1 cây thân cao ở F2, xác suất thu được cây đồng hợp 2 cặp gen là 25%.
về câu hỏi!