Câu hỏi:
10/04/2022 301Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tần số kiểu gen đồng hợp lặn bằng tần số kiểu gen đồng hợp trội. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không xuất hiện alen mới.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại kiểu gen dị hợp mà không chống lại kiểu gen đồng hợp thì cấu trúc di truyền sẽ không bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị suy giảm.
IV. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án A
Giải thích: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
Bài toán cho biết kiểu gen đồng hợp trội = đồng hợp lặn → A = a = 0,5.
I đúng. Vì không có đột biến thì sẽ không có alen mới. Không có di – nhập gen thì không có sự mang alen từ quần thể khác tới.
II đúng. Vì ở quần thể này, tần số A = a = 0,5 cho nên chọn lọc chống lại Aa thì không làm thay đổi cấu trúc di truyền.
III sai. Vì nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể vẫn có thể bị thay đổi do đột biến, chọn lọc tự nhiên. Trong đó đột biến có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể, chọn lọc tự nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
IV đúng. Vì quần thể đang cân bằng di truyền và không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì cấu trúc di truyền vẫn đạt cân bằng di truyền mà không bị thay đổi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một gen ở sinh vật nhân sơ có tỉ lệ các nuclêôtit trên mạch 1 là: A:T:G:X = 3:2:1:4. Phân tử mARN được phiên mã từ gen này có X-A = 150 và U = 2G. Theo lí thuyết, số nuclêôtit loại A của mARN này là bao nhiêu?
Câu 2:
Câu 3:
Câu 6:
Ở một loài thú, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen b quy định lông trắng; Alen D quy định có sừng trội hoàn toàn so với alen d quy định không sừng. Thực hiện phép lai , thu được F1 có tổng số cá thể thân cao, lông đen, có sừng và cá thể thân cao, lông trắng, không sừng chiếm 46,75%. Biết không xảy ra đột biến và có hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tổng số con cái thân cao, lông đen, có sừng ở F1, số cá thể đồng hợp tử 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/56.
II. Ở F1 có số cá thể thân cao, lông đen, không sừng chiếm tỉ lệ 14%.
III. Ở F1 có số cá thể đực thân cao, lông đen, có sừng chiếm tỉ lệ 14%.
IV. Trong tổng số cá thể thân cao, lông đen, có sừng ở F1, số cá thể cái đồng hợp tử 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/28.
Câu 7:
Alen B1 ở vùng nhân của sinh vật nhân sơ bị đột biến điểm thành alen B2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen B1 và alen B2 có thể có số lượng nuclêôtit bằng hoặc hơn kém nhau 2 nuclêôtit.
II. Nếu protein do alen B2 quy định có chức năng thay đổi so với protein do alen B1 quy định thì cá thể mang alen B2 gọi là thể đột biến.
III. Chuỗi polipeptit do alen B1 và chuỗi polipeptit do alen B2 quy định tổng hợp có thể hoàn toàn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự axit amin.
IV. Phân tử protein do alen B2 quy định tổng hợp có thể mất chức năng.
về câu hỏi!