Giải thích ý hiểu của anh/chị về quan điểm: Việc cho đi không chỉ là giúp đỡ người khác mà còn làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn.
Giải thích ý hiểu của anh/chị về quan điểm: Việc cho đi không chỉ là giúp đỡ người khác mà còn làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn.
Câu hỏi trong đề: 30 đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2022 !!
Quảng cáo
Trả lời:
Quan điểm: “Việc cho đi không chỉ là giúp đỡ người khác mà còn làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn” có thể được hiểu là:
+ “Việc cho đi” là giúp đỡ người khác, bởi khi bạn cho đi là bạn đang khiến người khác có được một lợi ích lẽ ra thuộc về bạn.
+ Nhưng cho đi lại “khiến cuộc sống của bạn tốt hơn” bởi bạn bớt đi một lợi ích nhưng bạn có lại được những giá trị khác: niềm vui vì đã chia sẻ, niềm tin vào những điều tử tế, niềm hạnh phúc khi thấy người được giúp đỡ bớt khó khăn,...
+ Tuy nhiên, đừng “cho đi” chỉ vì cảm xúc, tâm trạng, niềm vui của mình. “Cho đi” quan trọng nhất phải từ lòng đồng cảm, muốn được chia sẻ.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 30 đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 38.000₫ )
- Sổ tay Ngữ Văn 12 (chương trình mới) ( 18.000₫ )
- Tổng ôn lớp 12 môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh Sử, Địa, KTPL (Form 2025) ( 36.000₫ )
- Bộ đề thi tốt nghiệp 2025 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh, Sử, Địa, KTPL (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Qua văn bản, tác giả bài viết khuyên người đọc cần biết cho đi, biết sẻ chia, bởi điều đó “không chỉ giúp đỡ người khác mà còn làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn.”
Lời giải
Yêu cầu chuug:
- Nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;
+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết.
+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;
+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
Hệ thống ý |
Dẫn dắt |
- Nêu từ khóa: cho đi và nhận lại |
Giải thích |
- Cho đi là mình chia sẻ những điều mình có với người khác. - Nhận lại có hai cách hiểu: điều người khác tạo cho mình; điều mình nhận được từ chính hành động, lời nói hay suy nghĩ cho đi của mình. |
|
Phân tích |
- Cho đi và nhận lại có mối quan hệ như thế nào? + Cho đi và nhận lại là biểu hiện của giao tiếp xã hội. Cho đi tự nguyện và nhận lại với lòng biết ơn và trân trọng. + Nếu đã cho đi, bạn chắc chắn sẽ nhận lại một điều gì đó, có thể không từ người mình cho mà từ chính hành vi tốt đẹp của mình. - Vì sao nói khi cho đi cũng là đang nhận lại? + Vì khi cho đi một điều gì đó, mình đang nhận lại chính sự bồi dưỡng tâm hồn, cảm giác nhẹ nhàng khi đã giúp đỡ một ai đó. + Đôi khi, cho đi là cách chúng ta học buông bỏ một cách tự nguyện, sẽ bớt đi phần phụ thuộc vào những vật ngoại thân. |
|
Phản biện |
Có những người chỉ biết nhận mà không biết cho đi. + Người chỉ nhận sẽ dễ trở thành người ích kỷ. + Cần phải cân bằng giữa cho và nhận, đó cũng là quá trình rèn luyện bản thân. |
|
Liên hệ |
- Bài học/Liên hệ + Từ khóa. Cho đi và nhận lại đều khiến mình hạnh phúc. Hãy thử xem! |
Bài làm tham khảo:
Cho đi và nhận lại, như phép cộng và phép trừ, làm cho cuộc sống cân bằng, mang lại nhiều hơn sự sẻ chia, tình người và hạnh phúc. Như Tố Hữu từng viết: "Nếu là con chim, là chiếc lá/ Thì chim phải hót chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay mà không trả/ Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Cho chính là trao đi, nhưng là trao một cách tự nguyện, từ tâm. Nhận là đón lấy sự giúp đỡ từ người khác bằng lòng trân trọng và hàm ơn. Có như vậy, cho và nhận mới trở thành nghĩa cử cao đẹp. Không ai chỉ luôn nhận, và chẳng ai chỉ luôn cho. Luôn là sự trao đổi lại qua giữa cho và nhận, bởi ai cũng nằm trong cộng đồng xã hội, đều bị chi phối, phụ thuộc lẫn nhau. Cho không khiến bạn nghèo đi, nhận không khiến bạn hèn kém. Cho là sự sẻ chia, là phép cộng của cảm xúc, bạn cho đi, bạn nhận về bao niềm biết ơn, bạn thấy mình có ích, bạn thấy mình đóng góp ít nhiều, và nó đem lại cho bạn sự hạnh phúc. Khi bạn khó khăn, hãy đừng ngần ngại nhận sự giúp đỡ, bởi người giúp là người mong muốn bạn vượt qua khó khăn, là người trân trọng bạn, yêu thương và quan tâm bạn, bạn nhận không chỉ sự giúp đỡ, mà còn nhận cả tấm lòng. Thế nhưng, cho và nhận hãy biết đúng lúc, đúng cách và đúng người bạn nhé. Không hiếm kẻ đã làm mất đi vẻ đẹp của hai từ cho và nhận. Cho để đánh bóng tên tuổi, hay vì mục đích cá nhân, còn nhận như sự biếng lười, ỉ lại... Những kiểu người như vậy, đừng ban bố cho họ hay hàm ơn họ. Văn minh là sống tử tế, mà trước hết cần phải biết cho và nhận văn minh.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.