Câu hỏi:
12/07/2024 1,113Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh sự cứng cỏi của con người trong cuộc sống.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: về sức mạnh sự cứng cỏi của con người trong cuộc sống.
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về sức mạnh sự cứng cỏi của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau:
- “Cứng cỏi” là thái độ, ý chí vững vàng, không vì yếu mà chịu khuất phục.
- Một tinh thần cứng cỏi, một ý chí mạnh mẽ giúp ta có được sự bản lĩnh và dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ, dám làm, dám sống. Câu chuyện về chàng trai Nguyễn Sơn Lâm, chỉ cao chưa đầy một mét, đi phải chống nạng nhưng lại giỏi ba thứ tiếng, anh là người khuyết tật Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi Phan-xi-păng mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.
- Một tinh thần cứng cỏi giúp bạn khắc phục mọi khó khăn và thử thách. Rèn cho ta niềm tin, thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước và vững tin vào tương lai. Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, không khuất phục số phận và đổ lỗi cho số phận. Vậy, hãy bước ra ngoài và luyện tập sự cứng cỏi về tinh thần. Hiếm ai có thể mạnh mẽ và cứng cỏi hơn Nelson Mandela cựu Tổng thống Nam Phi - người đã nói “Bí quyết của sự thành công là biết cách chấp nhận những cái không thể, làm một việc gì đó mà thiếu đi những thứ cần thiết và biết cách chịu đựng việc thiếu đi sự thông cảm”. Thử thách bản thân hàng ngày với một kỹ năng mà bạn chưa thành thạo để có thể cải thiện sự tự tin của mình khi gặp khó khăn. Rèn luyện bản thân để tự tin hơn và giữ vững ý thức trách nhiệm là cách để luyện tập bản thân mỗi ngày một cứng cỏi hơn, mãnh mẽ hơn. Nhưng trong xã hội vẫn có một số người có suy nghĩ mềm yếu, không kiên định, lối sống ỷ lại, không có tinh thần phấn đấu.
- Bài học: Thế hệ trẻ hôm nay cần không ngừng rèn đức luyện tài để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bằng việc chấp nhận và vượt qua những thử thách thì bạn sẽ trở nên cứng cỏi hơn bao giờ hết. Vì sự cứng cỏi của thể xác thì có hạn, nhưng sự cứng cỏi của tâm hồn thì vô hạn.d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của Anh/Chị về vẻ đẹp được xem là bức tranh “Tứ bình” trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong cái nhìn của nhà thơ Tố Hữu.
Câu 2:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
“Tư duy bó đũa” là một kiểu tư duy cào bằng, không coi trọng giá trị của từng cá nhân. Thử hình dung một xã hội mà ai cũng như ai - những chiếc đũa giống hệt nhau từ chất liệu đến màu sắc, kích thước như chui ra từ một khuôn. Ấy là chưa kể giờ phổ biến loại đũa dùng một lần xong thì vứt bỏ. Ngay cả đũa ngà đũa bạc mà vua chúa thường dùng cũng chỉ quý vì là đồ dùng của bậc vua chúa, chứ hẳn không phải vì giá trị “làm đũa” của nó.
“Tư duy bó đũa” biết đâu có thể là sự đánh lừa chính mình. Làm gì có sức mạnh của cả bó đũa, vì dù đứng chung trong một ống đũa hay được buộc thành một bó, đũa vẫn chỉ là những chiếc đơn lẻ, dễ dàng bị tách khỏi cả bó.
Một người thần kinh bình thường chẳng ai cầm cả bó đũa mà bẻ, kẻ tà tâm sẽ bẻ từng chiếc, từng chiếc đến hết cả bó vì những chiếc đũa tự nó không có chất kết dính để tự gắn chặt vào nhau, hoặc nguy hiểm hơn, quăng cả bó vào đống lửa.
Đũa thì cứ là đũa, đừng cố gắng đua chen làm cột. Nhưng hãy thật cứng cỏi để không ai có thể dễ dàng bẻ gãy dù chỉ là một chiếc đũa. Mỗi chiếc đũa cứng cỏi sẽ tạo nên sức mạnh của cả “bó đũa” chứ không phải là ngược lại.
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 3:
Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: " Thử hình dung một xã hội mà ai cũng như ai - những chiếc đũa giống hệt nhau từ chất liệu đến màu sắc, kích thước như chui ra từ một khuôn. "
Câu 4:
Câu 5:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!