Câu hỏi:
04/06/2022 160Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20 cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ chồng khác là (3) và (4) đều không bị bệnh N và M, sinh được con trai (6) chỉ bị bệnh M và con gái (7) không bị bệnh N và M. Người con gái (7) lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10) không bị bệnh N và M. Người con gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị bệnh N. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.
II. Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
III. Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N.
IV. Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.
V. Người con gái (7) có thể có kiểu gen XAbXaB.
VI. Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án A
Theo đề: alen A lành bệnh N, alen a gây ra bệnh N; alen B lành bệnh M và alen b gầy ra bệnh M. Hai locus cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST X với khoảng cách di truyền 20 cM.
Từ các thông tin mô tả, nhận thấy:
cho giao tử XaB, số (5) dị hợp tử chéo
Từ các phân tích trên cho thấy
I. Đúng, (10) có thể mang alen b.
II. Sai, xác định được kiểu gen của 6 người trong phả hệ bao gồm: (2); (4); (5); (6); (8) và (9).
III. Đúng, như đã phân tích, số (1) XX [AaB-]
IV. Đúng, (5) XAbXaB × (6) XAbY → có thể sinh con XABY do hoán vị gen.
V. Sai, (7) nhận XAB từ bố nên không thể có kiểu gen dị hợp tử chéo.
VI. Sai, XAbXaB × XAbY, hoán vị với tần số 20%, tỉ lệ sinh con gái không bị cả 2 bệnh
= 0,5(XAB + XaB) × 0,5XAb = 25%.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Nai và bò rừng là hai loài ăn cỏ sống trong cùng một khu vực. Hình bên mô tả những thay đổi về số lượng cá thể trong quần thể của hai loài này trước và sau khi những con chó sói (loài ăn thịt) du nhập vào môi trường sống của chúng.
Dựa trên các thông tin có trong đổ thị kể trên, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào không chính xác?
Câu 6:
Trên một đảo núi lửa mới xuất hiện, các quẩn xã tiên phong xuất hiện và dần cải thiện môi trường theo hướng có lợi cho sự du nhập của nhiều loài động vật, thực vật mới. Theo thời gian rừng cây bụi phát triển và cuối cùng là rừng nguyên sinh xuất hiện. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.
II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Câu 7:
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Tổng hợp đề thi thử trắc nghiệm môn Sinh Học có lời giải (Đề số 1)
về câu hỏi!