Câu hỏi:

03/05/2022 599

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.

- Giới thiệu bài thơ Việt Bắc: là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu tổng kết về cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, là lời tri ân sâu nặng về tình nghĩa cách mạng.

- Bức tranh tứ bình được xem là những vần thơ tuyệt bút trong bài thơ Việt Bắc.

2. Thân bài: Phân tích bức tranh tứ bình thiên nhiên Việt Bắc

* Khái quát chung về bài thơ Việt Bắc

- Hoàn cảnh sáng tác: nhân sự kiện chiến dịch Điện Biên phủ thắng lợi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu từ Việt Bắc đến thủ đô, Tố Hữu đã viết bài thơ này.

- Những câu thơ trong bức tranh tứ bình là lời của người ra đi gửi đến người ở lại.

- Hai câu thơ đầu của đoạn thơ là lời ướm hỏi của người ra đi băn khoăn về tình cảm ở lại với mình để từ đó giãi bày tâm tư, nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

* Luận điểm 1: Bức tranh mùa đông

- “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông) và màu vàng của những đốm nắng.

- “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống.

* Luận điểm 2: Bức tranh mùa xuân

- “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khi xuân về.

- Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”: hành động chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình.

* Luận điểm 3: Bức tranh mùa hạ

- “Ve kêu rừng phách đổ vàng”: toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ”

Có thể liên tưởng màu vàng hòa quyện với tiếng ve kêu tưng bừng, đầy sức sống

Cũng có thể chính tiếng ve đã đánh thức rừng phách nở hoa.

- “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: “cô em gái” - cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc, hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc.

* Luận điểm 4: Bức tranh mùa thu

- “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do.

- Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình.

* Đánh giá chung:

- Nêu cảm nhận chung về bức tranh tứ bình: Nghệ thuật tứ bình tạo sự cân đối hài hòa và có tác dụng khắc họa toàn diện vẻ đẹp của đối tượng, bốn bức tranh trên tôn lên giá trị của nhau, không thể tách riêng, chúng là bức tranh tuyệt sắc có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.

3. Kết bài

- Khái quát lại những nét nghệ thuật đặc sắc và phong cách thơ Tố Hữu: tính dân tộc đậm đà (thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp trong văn học dân gian, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi, giọng thơ thiết tha.)

- Tổng kết giá trị nội dung toàn bài thơ: là khúc hùng ca và khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết đoạn văn 200 chữ nêu quan điểm của anh/chị về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.

Xem đáp án » 03/05/2022 438

Câu 2:

Nêu bài học được rút ra từ văn bản.

Xem đáp án » 02/05/2022 333

Câu 3:

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.

(...) Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.

(...) Cũng chính vì tập hợp được sức mạnh của dân tộc, tình người trong cơn “bão dịch” đã được thể hiện bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau. Nhiều hình ảnh xúc động về sự sẻ chia vật chất với người bị cách ly, với các đồng chí nơi tuyến đầu chống dịch hay những người nghèo khó trong xã hội đã nhân lên tạo hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Xem đáp án » 02/05/2022 297

Câu 4:

Văn bản đã thể hiện tinh thần gì của dân tộc ta trong đại dịch COVID-19?

Xem đáp án » 02/05/2022 293

Câu 5:

Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý nghĩa đối với Việt Nam. Hãy nêu những ý nghĩa đó.

Xem đáp án » 02/05/2022 278

Bình luận


Bình luận